Vậy bài toán cần đáp án lúc này là gì để giải quyết tình trạng này? Cùng VamiHomes tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Thông tin quy hoạch thành phố “đẩy” giá nhà đất Thủ Đức.
Đầu năm 2021, theo đề án thành lập thành phố Thủ Đức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thành phố Thủ Đức được thành lập dựa trên sự sáp nhập của 3 quận phía đông TP.HCM gồm quận 2, quận 9 cũ và quận Thủ Đức. Điều này đã góp phần thúc đẩy nhà đất Thủ Đức “ăn theo” quy hoạch, giá thành “leo thang” chóng mặt.
Tuy nhiên không phải cứ có tiền là mua được sản phẩm tại nhà đất Thủ Đức theo ý muốn, vì thị trường bất động sản khu vực này đã bão hòa tư lâu, nguồn cung cũng trở nên vô cùng khan hiếm. Bên cạnh đó, là sự “trữ hàng” quá nhiều từ các chủ đầu tư, nhằm mục đích sinh lời khi giá bất động sản tăng cũng là lúc họ “tung” sản phẩm ra thị trường.
Ngoài ra, Thủ Đức là nơi được nhà nước lựa chọn để thực hiện các quy hoạch để phát triển trở thành khu đô thị sáng tạo Đông TP.HCM cùng hệ thống giao thông trọng điểm nhất thành phố. Với nhu cầu có cuộc sống tốt cùng tâm lý thích sở hữu nhà đất, thị trường nhà đất Thủ Đức đang gặp nhiều khó khăn trong nguồn cung nhà đất, “làn sóng” giãn dân chưa thực sự hiệu quả khiến tình trạng cung không đủ cầu.
Để làm được điều này, phải cần sự phối hợp của người dân và số vốn bỏ ra quy hoạch là không hề nhỏ. Cho nên, đây cũng chính là cơ hội và thách thức của thị trường nhà đất Thủ Đức trong giai đoạn mới này.
Nhà đất thành phố Thủ Đức tăng giá lên cao, mất kiểm soát.
Nhà đất Thủ Đức tiến hành thiết lập bảng giá mới cao đỉnh điểm kể từ sau thông tin thành lập thành phố Thủ Đức. Chỉ sau thời gian ngắn, giá nhà đất tại một số khu vực trên địa bàn đã được đẩy lên cao bởi đội ngũ môi giới hùng hậu của doanh nghiệp. Trong đó, khu vực đắt giá nhất ở nhà đất Thủ Đức phải kể đến là trung tâm hành chính của Thành phố Thủ Đức.
Giá nhà đất Quận 2 & Quận 9 “ăn theo” thành phố Thủ Đức.
Theo ghi nhận của phóng viên, giá đất ở phường Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu… (thuộc nhà đất Thủ Đức) cũng tăng mất kiểm soát.
Những tuyến đường chính như: Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Xiển (thuộc quận 2 và quận 9 của nhà đất Thủ Đức) đã tăng từ 70 – 100 triệu đồng/m2, những khu vực còn lại mức giá đất tăng có thấp hơn nhưng cũng từ tăng 30 – 60 triệu đồng/m2. Tại quận 2, giá đất cũng không kém cạnh ở các cung đường: Điển hình căn nhà 64 m2 mặt tiền đường Lương Định Của, phường Bình An được chủ nhà rao bán giá 12 tỷ đồng, nhưng trước đó một năm giá nhà chỉ có khoảng 9 tỷ đồng.
Theo thống kê cho thấy tổng lượng tin rao mua bán nhà Thủ Đức trong quý 3 vừa qua tăng cao nhất so với các khu vực khác. Hầu hết nhu cầu tìm kiếm cao tập trung ở các quận khu Đông như: Vinhomes Origami, Precia Thủ Thiêm, Saigon Avanue, Sarafi Khang Điền, Vạn Phúc City,…
Tiếp theo đó phải kể đến những khu vực trọng điểm có nhu cầu tìm mua bất động sản cao như: Khu vực An Phú, Thủ Thiêm và khu công nghệ cao TP.HCM. Giá chào bán căn hộ tại Thủ Đức cũng tăng từ 2,5% so với quý 2 trước đó.
Giá nhà đất Thủ Đức đạt đến ngưỡng cao.
Cùng VamiHomes điểm qua những khu vực nhà Thủ Đức có giá “đắt xắt ra miếng”:
Cụ thể, giá mua bán nhà đất Thủ Đức khu vực mặt tiền đại lộ Phạm Văn Đồng: Từ 60 – 70 triệu/m2 trong năm 2017 nay đã tăng lên từ 75 – 95 triệu/m2; tức là tăng vọt khoảng 25% đến 35%. Bạn có nhu cầu mua nhà 1 trệt, 3 lầu Phạm Văn Đồng hãy liên hệ ngay với VamiHomes để được trao đổi trực tiếp nhé!
Giá nhà đất ở mặt tiền đường Tô Ngọc Vân: Tăng từ 70 – 90 triệu/m2 cuối năm 2017 lên 90 – 120 triệu/m2 trong năm nay. Giá nhà đất Thủ Đức trong hẻm đường Tô Ngọc Vân: Tăng từ 27 – 38 triệu/m2 năm ngoái lên mức 40 – 60 triệu/m2 trong năm 2018.
Theo anh Toàn có chia sẻ, gia đình anh có căn nhà 3 tầng ở Hiệp Bình Phước, Thủ Đức cần sang nhượng lại. Đầu năm 2020 anh rao bán với mức giá 5 tỉ đồng, những qua năm 2021 căn nhà đã đạt ngưỡng 7 tỉ. Chỉ trong vòng 1 năm mà căn nhà tăng chóng mặt lên đến 2 tỉ đồng. Tuy vậy, anh Toàn cho rằng đang có rất nhiều người trả mức hơn 6 tỉ nhưng anh vẫn chưa giao dịch.
Lý giải nguyên nhân tăng giá.
Lý giải của một chuyên viên môi giới cho rằng, giá đất tăng là do thành phố Thủ Đức cơ bản đồng bộ hóa được cơ sở hạ tầng. Hệ thống metro, đường kết nối về Sân bay Long Thành đang được triển khai xây dựng đã khiến giới đầu cơ “trút vốn như mưa”.
Vì các doanh nghiệp cho rằng đầu tư vào nhà đất Thủ Đức chỉ có lời không thể nào lỗ. Theo dự tính của chuyên viên môi giới này: “Nếu đầu tư vào sản xuất kinh doanh sinh lãi 20%/năm vẫn thấp hơn giá nhà đất đang đắt đỏ theo từng ngày. Rủi ro khi đầu cơ nhà đất thấp hơn so với đầu tư vào sản xuất kinh doanh các mặt hàng khác”.
Cùng tham khảo qua ý kiến của chuyên gia Kinh tế Lê Bá Chí Nhân để có cái nhìn toàn diện về giá nhà đất Thủ Đức. Theo ông, người dân có tâm lý đổ xô đầu cơ nhà đất ở những khu vực vùng ven TP.HCM là chuyện bình thường khi quỹ đất ở khu trung tâm thành phố đã cạn kiệt.
Tại khu vực trung tâm thành phố, quỹ đất đang được dành cho những dự án nhà cao tầng thì người dân buộc phải dạt ra những khu vực vùng ven thành phố. Thậm chí, quan niệm những ngày trong tuần tất bật với công việc nhưng cuối tuần di chuyển ra các tỉnh lân cận để nghỉ ngơi trong những căn hộ mang phong cách miền quê yên bình đang có xu hướng khá phổ biến.
Cần tìm ra đáp án cho bài toán “sốt” giá diện rộng.
Chuyên gia Kinh tế Lê Bá Chí Nhân cho rằng, để giải quyết bài toán “sốt” giá nhà đất ở Thủ Đức cần có giải pháp đồng bộ trên cả nước. Trong đó, cần kiểm soát được các giao dịch nhà đất để đánh thuế thu nhập nhằm hạn chế sự tăng giá đất ảo. Chính quyền địa phương cũng cần công khai minh bạch việc quy hoạch quỹ đất để tránh tình trạng “sốt” ảo như hiện nay. Ngoài ra, việc công khai các dự án hạ tầng trên địa bàn sẽ hạn chế được tình trạng bong bóng trên thị trường bất động sản nói chung cũng như nhà đất Thủ Đức.
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho hay, tốc độ tăng dân số bình quân của TP.HCM đang có xu thế giảm dần. Nguyên nhân do các tỉnh lân cận có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, thu hút số lượng lớn người nhập cư. Nếu căn cứ quy mô dân số chính thức thì thành phố được cấp ngân sách không đủ để thực hiện các nhiệm vụ chi. Trong khi đó, với quy mô dân số thực tế bao gồm khoảng gần 3 triệu người nhập cư và khách vãng lai hiện nay thì TP.HCM vẫn còn khó khăn trong giải quyết các nhu cầu về nhà ở, đi lại, y tế và các dịch vụ khác.
Cũng theo ông Lê Hoàng Châu, dự án phát triển khu đô thị mới cũng vướng không ít rào cản như không thể tăng hệ số sử dụng đất, tăng độ nén đô thị do rào cản về chỉ tiêu dân số, ví dụ khu vực phường Long Phước (quận 9 cũ), hay các dự án nhà ở tại quận 2 cũ…
Do đó, HoREA kiến nghị các cơ quan, ban ngành quan tâm hơn để tháo gỡ vướng mắc, rào cản về “chỉ tiêu dân số” trong công tác điều chỉnh “Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2060”, hướng đến sự phát triển bền vững và tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà đất Thủ Đức đầu tư trên địa bàn.
“Riêng đối với TP. Thủ Đức thì cần sớm công khai các quy hoạch chi tiết, điều chỉnh quy hoạch và xóa những quy hoạch “treo” không phù hợp với thực tế để người dân có cơ hội kịp thời khai thác, làm tăng giá trị sử dụng của đất đai, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là về lĩnh vực đất đai để phục vụ nhu cầu của người dân ngày càng thuận lợi hơn”, ông Châu đề xuất thêm.
Như vậy, thị trường nhà đất Thủ Đức thời gian qua xuất hiện nhiều cơn “sốt” liên tục. Chính vì vậy, hướng giải quyết của các chuyên gia đưa ra lúc này thật sự cần thiết để cân bằng và bình ổn thị trường. Để giải quyết bài toán này phải cần sự phối hợp giữa Bộ Xây dựng, chính quyền, chủ đầu tư và người dân để đưa thị trường nhà đất Thủ Đức bình ổn và phát triển hơn nữa.