Đất Thủ Thiêm đạt giá cao kỷ lục.
Nguồn tin VamiHomes tổng hợp trong 4 lô đất đã đấu giá thành công, lô 3-8 và 3-5 lần lượt đạt 470-590 triệu đồng một m2, lô 3-9 đạt mốc một tỷ đồng một m2 vốn – cao nhất bán đảo này. Đến lô 3-12 trúng đấu giá 24.500 tỷ đồng (2,4 tỷ một m2), gấp 8,3 lần so với mức khởi điểm, kỷ lục giá đất khủng nhất Việt Nam.
Báo cáo giá nhà chung cư tại Thủ Thiêm vừa được công bố trong quý IV/2021 nêu, giá căn hộ vị trí giáp sông trên bán đảo này ghi nhận mức cao nhất khoảng 210 triệu đồng một m2.
Cuộc khảo sát gần đây của VamiHomes ghi nhận, giá đất các vị trí giáp sông quanh khu vực bán đảo Thủ Thiêm dao động 350- 400 triệu đồng một m2 và rất ít chào hàng trên thị trường.
Từ trước đến nay, phân khúc nhà liền thổ hay căn hộ chung cư, đất ven sông tại khu Thủ Thiêm chưa ghi nhận mức giá chào bán nào vượt ngưỡng 400 triệu đồng một m2. Đồng thời, giá luôn thấp hơn giá đất phố tài chính TP HCM (dao động khoảng 500 triệu đồng một m2).
Chuyên gia bất động sản cho hay, kết quả đấu giá này sẽ tác động đến mọi mặt của thị trường bất động sản trong thời gian tới. Đặc biệt, Thủ Thiêm là khu vực thuộc TP. Thủ Đức nên việc xác lập mức giá kỷ lục này là “cú hích” lớn cho thị trường địa ốc tại đây.
Nhiều “cơn sốt” đất xuất hiện.
Kết quả phiên đấu giá 4 lô đất Thủ Thiêm ngày 10/12 với cột mốc 2,4 tỷ đồng một m2 tại đô thị mới này chính thức đẩy thị trường bất động sản bước vào cơn sốt đất mới với biên độ tăng giá gấp 8 lần mức khởi điểm.
“Cơn sốt” mới lần này đẩy giá đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm vọt lên 2,4 tỷ đồng một m2, cao hơn khu trung tâm TP.HCM như hợp thức hoá các mức giá nhà siêu sang đang xuất hiện trên thị trường bất động sản khu vực này.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận, cơn sốt đất Thủ Thiêm hậu đấu giá đất có thể ảnh hưởng lâu dài đến thị trường bất động sản, nhất là khu vực nhà đất Thủ Đức vì quá trình đấu giá đất tại “vùng đất hứa” này dự kiến vẫn còn kéo dài trong thời gian tới.
Tình trạng tăng giá diện rộng.
VamiHomes quan ngại làn sóng tăng giá bất động sản trên bán đảo Thủ Thiêm và các khu vực lân cận sẽ mạnh dần và lan rộng bởi cuộc đấu giá tỷ đô vừa qua. Cột giá tăng gấp 4-8 lần sẽ khiến doanh nghiệp tiến hành đợt rà soát giá và nâng khung giá bán trong thời gian tới.
Theo đó, trước mắt mức 2,4 tỷ đồng một m2 tại lô đất vừa đấu giá sẽ kéo giá bất động sản ở các dự án lân cận tại Thủ Thiêm tăng lên. Sau đó, tâm lý tăng giá tài sản có thể lan ra khắp quận 2, TP Thủ Đức; đồng thời có thể tác động đến giá bất động sản toàn TP HCM do hiệu ứng “té nước theo mưa”.
Ai cũng biết năm 2021 nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid – 19 và bất động sản cũng không ngoại lệ. Nên mức tăng giá đất 4-8 lần sau đấu giá cuối năm là một cú sốc lớn cho thị trường địa ốc TP.HCM.
Nỗi lo “giá ảo” xuất hiện.
Đi cùng với việc tăng giá hàng loạt là nỗi lo xuất hiện “ảo giá” của nhiều dự án. Người mua có tâm lý hoài nghi giá đất ảo đang xuất hiện khi tốc độ tăng giá nhanh, biên độ tăng lớn nhưng các giá trị khai thác tài sản chưa tương xứng.
Bên cạnh đó, bài toác về hiêu quả kinh doanh ngày càng trở nên thách thức vì chi phí đất quá cao. Câu hỏi được đặt ra cho doanh nghiệp là xây loại hình bất động sản gì? khai thác và sử dụng ra sa? bán cho ai?… khi quỹ đất đã hàng tỷ đồng một m2 ở một khu đô thị chỉ đang ở bước đầu hình thành và phát triển, là một vấn đề nan giải.
Việc giải bài toán sốt giá đất không đơn giản nếu dự án xây dựng không đáp ứng tiêu chí “thuận mua vừa bán”. Khi đó, giá đất có thể bị hoài nghi là giá ảo và khả năng tăng giá trong tương lai cũng bị hạn chế vì đã tăng hết biên độ kỳ vọng.
Thị trường giá khó bình ổn trở lại.
Theo VamiHomes, tác động tiêu cực của việc giá đất tăng kỉ lục sẽ khiến cho các kế hoạch bình ổn thị trường nhà ở tại TP HCM điêu đứng. Đợt đấu giá đất Thủ Thiêm chắc chắn tác động trực tiếp đến tất cả phân khúc nhà ở trên thị trường theo quy tắc bình thông nhau (giá đất tăng và lan ra từ khu vực này sang khu vực khác, từ phân khúc cao sang phân khúc thấp).
Trước mắt, giá bất động sản hạng sang và siêu sang sẽ lập mặt bằng giá mới. Kế đến giá bán các phân khúc cao- trung cấp cũng leo thang. Tuy nhiên, thiệt hại nặng nề nhất sẽ là phân khúc nhà thương mại giá rẻ và các kế hoạch bình ổn thị trường nhà giá thấp vì khi giá đất tăng cao đồng nghĩa với chi phí đầu vào của các dự án nhà ở sẽ đội lên đáng kể.
Ở thời điểm hiện tại, nhà giá thấp vốn đã không được các nhà phát triển bất động sản ưu tiên. Với 2 năm đại dịch Covid-19 hoành hành và vướng mắc pháp lý kéo dài, thị trường TP HCM gần như vắng bóng các sản phẩm nhà giá thấp. Nay giá đất lên cao kỷ lục hậu đấu giá đất Thủ Thiêm có thể càng khiến thị trường phân hóa mạnh về cực nhà giá cao, bỏ trống phân khúc nhà bình dân. Bởi doanh nghiệp sẽ triệt tiêu phân khúc nhà giá thấp để chuyển sang các loại nhà giá cao nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.
Như vậy, có thể thấy việc giá đất Thủ Thiêm đạt đỉnh điểm đã tác động mạnh đến thị trường bất động sản TP.HCM. Đồng thời, giá đất cao kỉ lục khiến nhiều phân khúc nhà đất khác “té nước theo mưa”, xuất hiện giá ảo, thị trường bất động sản cũng khó bình ổn trở lại. Cùng VamiHomes chờ đón sự thay đổi tích cực hơn của nhà đất trong thời gian tới nhé!