Giá nhà đất Thủ Đức đã chính thức hạ nhiệt, thị trường bất động sản bình ổn trở lại. Vấn đề đặt ra cho dòng vốn ngân hàng sẽ đi về đâu? Theo nhóm chuyên gia đầu ngành, ngân hàng sẽ “rót” tiền nhiều hơn vào chứng khoán và lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Còn đối với lĩnh vực bất động sản, khoản dư nợ có thể tăng chậm lại song không “đột biến”.
Bất động sản đã “hạ nhiệt” như thế nào?
Để biết chính xác về sự thay đổi của giá bất động sản (bao gồm nhà đất Thủ Đức), hãy cùng VamiHomes điểm qua thông tin chính thức từ Bộ Xây dựng vừa công bố ở quý I/2021, trong đó đề cập đến hiện tượng tăng nóng ở nhiều địa phương trên cả nước.
Cụ thể thời gian gần đây, sau cuộc truy vết, kiểm soát chặt chẽ của chính quyền các địa phương trên cả nước đến nay cơn sốt đất nói chung và nhà đất Thủ Đức nói riêng đã chính thức lắng xuống. Theo đó, tại thời điểm cuối quý 1/2021, đặc biệt là sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán đã xảy ra hiện tượng tăng nóng ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Ninh Bình, Bình Thuận, Bình Phước, Quảng Trị,…nhưng đến nay đã hạ nhiệt đáng kể.
Tại thị trường bất động sản TP.HCM, đặc biệt là nhà đất ở Thủ Đức, giá thành đã liên tục tăng nhiều đợt từ trước thời điểm thành lập thành phố đến nay. Mức tăng này đã được thống kê cụ thể ở đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Phước Thiện, Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Văn Tăng…, phường Trường Thọ, Thủ Đức thì nay cũng đã bình ổn và đi vào quỹ đạo của nó.
Đây được coi là tin đáng mừng cho thị trường bất động sản nói chung và nhà đất Thủ Đức nói riêng. Vì việc tăng giá quá cao sẽ dẫn đến tâm lý hoang mang, lo ngại của người mua. Hơn thế nữa,, nhiều chuyên gia đã nhận định giá nhà đất Thủ Đức ăn theo từ khóa “thành phố Thủ Đức”, nhiều nơi xuất hiện tình trạng bong bóng.
Giá bất động sản ngưng sốt, tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian qua, các khoản vay tín dụng tập trung khá nhiều vào thị trường bất động sản. Để cân bằng nguồn vốn khi bất động sản hạ nhiệt, ngân hàng đã chuyển hướng vào tập trung sản xuất kinh doanh.
Theo đó, phía bên Ngân hàng Nhà nước khẳng định, tín dụng ngân hàng không phải là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng “sốt đất” trong thời gian qua nhưng theo số liệu thống kê về dư nợ tín dụng trong 3 tháng đầu năm – cùng thời điểm diễn ra hiện tượng sốt đất, tín dụng bất động sản đã chạm mốc 1,85 triệu tỷ đồng, tức tăng 3% trong quý I/2021.
Con số này cao hơn so với tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành tại cùng thời điểm là 2,93% (tương đương khoảng gần 8,5 triệu tỷ đồng đổ vào nền kinh tế).
Trong khi đó, tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng thấp. Tiêu biểu như dư nợ tín dụng với nông nghiệp, nông thôn chỉ tăng 0,5%, doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 2,5%, xuất khẩu tăng 2,5%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 0,3%.
Thị trường nhà đất Thủ Đức vừa qua ghi nhận với khoản nợ tín dụng cao nhất ở thị trường bất động sản. Lý giải lý do này, nhiều chuyên gia đầu ngành cho rằng, khi thông tin Thủ Đức lên thành phố đã tạo nên thị trường nhà đất Thủ Đức vô cùng nhộn nhịp, sầm uất. Nhà đầu tư và cá nhân “đổ” vốn ào ạt vào đây, mà nguồn vốn đó chủ yếu là từ tín dụng ngân hàng. Nay giá nhà đất Thủ Đức đã hạ nhiệt, tín dụng cũng chuyển hướng là điều dễ hiểu.
Con số nợ tín dụng trong bất động sản không hề nhỏ.
Trong cuộc họp báo mới đây của Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cũng thừa nhận, sự sôi động của thị trường bất động sản (bao gồm nhà đất Thủ Đức) thời gian qua tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.
Theo đó ông chia sẻ “Bất động sản cũng như chứng khoán là 2 lĩnh vực tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường chỉ đạo các tổ chức tín dụng giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tư và giám sát chặt chẽ dòng tiền, kiểm tra kiểm soát cho vay đối với các khoản đầu tư vào lĩnh vực này”.
Trên thực tế, sau hàng loạt chỉ đạo từ các bộ ngành, địa phương và cảnh báo về việc “siết” tín dụng vào bất động sản của Ngân hàng Nhà nước, nhiều nơi đã có dấu hiệu “dứt” cơn sốt đất, cảnh giao dịch đông đúc, nhộn nhịp gần như biến mất.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Bình, giám đốc một doanh nghiệp sản xuất nhựa hy vọng “tiêu diệt” được “cơn sốt đất” thì tín dụng sẽ chuyển hướng sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
“Nhu cầu vốn sản xuất của doanh nghiệp hiện nay rất lớn nhưng thời gian qua lĩnh vực bất động sản lại là kênh hút vốn lớn của các ngân hàng. Hy vọng, khi bất động sản hạ nhiệt, dòng vốn ngân hàng thay vì chảy mạnh vào bất động sản sẽ chuyển hướng chảy nhiều hơn sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh”, ông Bình chia sẻ.
Bên cạnh đó, chuyên gia tài chính Đinh Trọng Thịnh cũng cho hay, khi “sốt đất” hạ nhiệt những đối tượng vay vốn ngân hàng để đầu tư kiếm lợi lúc này sẽ không đạt được lợi nhuận như kỳ vọng, như vậy có thể sẽ tìm đến kênh đầu tư khác. Ông Thịnh không ngại chia sẻ: “So với quý I, tín dụng có thể sẽ chảy nhiều hơn vào sản xuất kinh doanh khi nhu cầu vay vốn “ôm” bất động sản giảm. Cũng không loại trừ khả năng tiền được “rót” mạnh hơn vào chứng khoán khi thị trường này cũng đang rất sốt”.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nêu ý kiến: “Tôi kỳ vọng là thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nắn dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn nữa. Như vậy, tín dụng sẽ không còn chảy mạnh vào lĩnh vực rủi ro.”
Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải phát triển thị trường bất động sản một cách lành mạnh, bởi đây vẫn là kênh đầu tư, đóng góp quan trọng vào huy động vốn, cũng như phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, ngân hàng cần đầu tư vào những dự án minh bạch, chủ đầu tư có nền tảng tài chính vững vàng”.
Những nhận định từ chuyên gia cho thấy thị trường bất động sản nói chung và nhà đất Thủ Đức nói riêng đã chiếm một khoản tín dụng cao ngất ngưởng. Điều này đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Ngoài ra, khoản tín dụng được đa số chủ đầu tư sở hữu nên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc định giá và giao dịch nhà đất.
“Đổ xô” đi vay bất động sản vì lãi suất thấp.
Theo chuyên gia đầu ngành, việc giá bất động sản nói chung và nhà đất Thủ Đức nói riêng khi hạ nhiệt sẽ giảm thiểu tối đa việc vay tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, mức lãi suất và ưu đãi hấp dẫn từ khoản vay này vẫn luôn thu hút giới đầu tư. Cụ thể, việc các ngân hàng đang tích cực triển khai các gói vay ưu đãi bất động sản, cho vay mua nhà, cũng kích thích nhu cầu vay vốn của người dân khi “sốt đất” hạ nhiệt.
Những thống kê cụ thể đã cho thấy quyền lợi thuộc về người vay tín dụng, cụ thể: Đơn cử như tại VPBank, đến hết 31/12/2021, khách hàng có nhu cầu vay mua nhà phố, bất động sản có giấy chủ quyền sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi từ VPBank với kỳ hạn linh hoạt chỉ từ 5,9%/năm trong 03 tháng đầu tiên, 8,1%/năm trong 06 tháng hoặc 8,9%/năm trong 24 tháng đầu tiên.
Ngân hàng Sacombank giảm lãi suất ưu đãi từ 9,5%/năm xuống còn 8,5%/năm, lãi suất sau ưu đãi được tính theo lãi suất tiết kiệm 13 tháng cộng biên độ 4,7%. Ngân hàng Techcombank giảm lãi suất từ 7,29%/năm xuống 6,69%/năm; còn lãi suất sau thời gian ưu đãi từ 10,5%/năm. Ngân hàng BIDV và PVCombank giảm lãi suất từ 7,8%/năm xuống 7,5%/năm và từ 7,49%/năm xuống 6,5%/năm. Ngân hàng TPBank cũng giảm lãi suất ưu đãi từ 7%/năm xuống 6,9%/năm.
CEO Techcombank Jens Lottner cũng thừa nhận, nhà băng này nhận thấy dù nhu cầu mua nhà ở rất lớn. Nắm bắt nhu cầu, nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay mua nhà, đặc biệt là nhà đất Thủ Đức. Tuy nhiên giá sản phẩm là một thách thức lớn với nhiều người. Vì vậy, để có thể thúc đẩy cho vay mua nhà và mua các sản phẩm bất động sản, lãi suất hợp lý là lợi thế.
Ông Lê Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng An Bình (ABBank) thì cho hay: “Ngân hàng An Bình chỉ tập trung cho vay mua nhà để ở, với nguồn thu từ lương hoặc các nguồn thu nhập khác đều đặn hàng tháng của họ. Còn lĩnh vực kinh doanh bất động sản sẽ khống chế dưới 8%”.
Ngoài ra, tại TP.HCM, giá nhà đất ở Thủ Đức liên tục tăng nhiều đợt từ trước thời điểm thành lập thành phố đến nay. Đơn cử trên tuyến đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Phước Thiện, Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Văn Tăng…, vị trí đất mặt đường đã lên tới hơn 100 triệu đồng/m2, thậm chí gần 200 triệu đồng/m2; tại phường Trường Thọ, giá đất trước đây chỉ khoảng 40 – 50 triệu đồng/m2 đã tăng lên tới 70 – 90 triệu đồng/m2, thậm chí 100 triệu đồng/m2.
Nhìn chung, thị trường bất động sản đã hạ nhiệt nhưng sức hấp dẫn của một số khu vực chẳng hạn như nhà đất Thủ Đức luôn là tâm điểm của các nhà đầu tư hướng vào. Nhà đất Thủ Đức được đánh giá là khu vực đầy tiềm năng, hấp dẫn khách hàng cùng khả năng sinh lời cao.
Vì vậy, việc vay tín dụng đối với khu vực này vẫn còn “nóng hổi”. VamiHomes khuyên bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi vay vốn hay đầu tư, vì cái gì cũng có 2 mặt của nó. Hãy là nhà đầu tư thông minh và người tiêu dùng sáng suốt nhất nhé!