Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ ngày 06/03, các ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất tiền gửi. Điều này đã tác động đến thị trường bất động sản không hề nhỏ.
Cùng VamiHomes theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Ngày 6/3, Ngân hàng Nhà nước cho biết từ hôm nay, các ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất tiền gửi, trong đó 4 ngân hàng thương mại nhà nước giảm 0,2%/năm so với mức lãi suất niêm yết của từng ngân hàng tính từ ngày 27/2 đối với nhóm kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng.
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cổ phần giảm 0,5%/năm so với mức lãi suất của từng ngân hàng tính từ ngày 27/2 đối với nhóm kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng.
Việc đồng thuận giảm lãi suất tiền gửi sẽ giúp các ngân hàng thương mại giảm chi phí, qua đó có điều kiện để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Lãi suất cho vay bình quân phát sinh mới đã giảm khoảng 0,4%/năm (so với cuối năm 2022); đã có 22 ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay bình quân.
Tại Hội nghị tín dụng bất động sản mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Thị Hồng cho biết, định hướng năm 2023, NHNN sẽ chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm tối đa chi phí, cũng như giảm lãi suất huy động đầu vào, từ đó tạo dư địa cho vay cho doanh nghiệp, cũng như làm cơ sở để giảm lãi suất cho vay.
Hiện nay hàng loạt ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay, đặc biệt dành riêng gói tín dụng lãi suất ưu đãi lên tới hàng nghìn tỷ đồng, trong đó có cho vay bất động sản. Chẳng hạn, mới đây, gói tín dụng 120.000 tỷ được Ngân hàng Nhà nước công bố được kỳ vọng sẽ sớm vực dậy thị trường bất động sản.
Có thể thấy, loạt động thái mới của ngành ngân hàng đang tích cực tháo gỡ “nút thắt” về tín dụng, tìm cách hỗ trợ các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà.
>>> Xem thêm: NHNH SẼ TIẾP TỤC ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT PHÙ HỢP VỚI DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến khác cho rằng, việc giảm lãi suất gửi chưa đủ để vực dậy thị trường bất động sản vốn đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách.
Trong 17 vướng mắc của các doanh nghiệp bất động sản mà ngành ngân hàng tổng hợp tại Hội nghị tín dụng bất động sản, khó khăn không chỉ nằm ở tổ chức tín dụng mà nằm ở việc tháo gỡ vướng mắc về trái phiếu doanh nghiệp, miễn giảm lãi phí, chính sách với bất động sản du lịch, phát triển nhà ở xã hội…
TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn về tín dụng, lãi suất, điều mà nhiều doanh nghiệp bất động sản, tổ chức tín dụng và người mua nhà quan tâm đó chính là tháo gỡ các nút thắt cơ chế, pháp lý. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những khó khăn cho thị trường bất động sản suốt thời gian qua.
Cũng quan điểm về vấn đề lãi suất giảm, ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc R&D DKRA Group cho hay, đây là thông tin khá tích cực trong bối cảnh thị trường bất động sản đang rơi vào trạng thái “ngủ đông” như hiện nay. Tỷ lệ giảm lãi suất tiền gửi 0.2% – 0.5% kỳ hạn 6 – 12 tháng hiện nay của một số ngân hàng sẽ tác động phần nào đến lãi suất cho vay.
Tuy nhiên, với lãi suất cho vay bất động sản hiện nay dao động 11% – 14%/năm thì mức giảm lãi suất hiện nay còn khá khiêm tốn khó giải quyết được vấn đề và tạo ra tác dụng rõ nét đến thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, mặc dù room tín dụng cho vay bất động sản hiện nay có điều kiện tiếp cận room rất khó. Để doanh nghiệp bất động sản cũng như nhà đầu tư rất khó để tiếp cận được room tín dụng đòi hỏi dự án phải đầy đủ pháp lý (chấp thuận đầu tư, 1/500, giấy phép xây dựng, ….) và doanh nghiệp/nhà đầu tư phải chứng minh được nguồn trả nợ. Trong khi các vướng mắc về pháp lý chưa được tháo gỡ và kéo dài.
>>> Xem thêm chi tiết các dự án nhà đất Thủ Đức chất lượng, pháp lý rõ ràng tại đây nhé!