TIN TỨC VAMIHOMES

“Cơn khát” nguồn cung bất động sản dâng cao.

Nhu cầu sở hữu bất động sản ngày một tăng trong khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp đã khiến “cơn khát” nguồn cung tăng lêm đỉnh điểm. Ngoài quỹ đất khan hiếm thì còn nhiều nguyên nhân khác khiến tình trạng cung - cầu “rối như tơ vò”. Hãy cùng Vamihomes tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Nhu cầu sở hữu bất động sản ngày một tăng trong khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp đã khiến “cơn khát” nguồn cung tăng lên đỉnh điểm. Ngoài quỹ đất khan hiếm thì còn nhiều nguyên nhân khác khiến tình trạng cung – cầu “rối như tơ vò”. Hãy cùng Vamihomes tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Nguồn cung nhà đất quý II/2022 sụt giảm

Báo cáo của Bộ Xây dựng trong quý II/2022, có khoảng hơn 20 dự án nhà ở thương mại hoàn thành với số lượng 5.608 căn. So với quý I/2022 số lượng dự án tương đương 109% và bằng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2021. Nổi bật nhất là bất động sản tại miền Bắc có 13 dự án hơn 2000 căn, tại miền Trung có 03 dự án với 961 căn, tại miền Nam có 08 dự án có số lượng tương đương với miền Bắc rơi vào hơn 2000 căn.

Tiếp theo, lượng nhà ở thương mại được cấp phép mới là 29 dự án với hơn 6000 căn, số lượng dự án chỉ bằng khoảng 74% so với quý I/2022 và bằng khoảng 42% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tại miền Bắc có 17 dự án với 3.763 căn, tại miền Trung có 09 dự án với 678 căn, tại miền Nam có 03 dự án với 2.312 căn.

Từ những số liệu trên, có thể thấy nguồn cung nhà ở thương mại giảm đáng kể so với năm 2021, chỉ chiếm khoảng 70%. Đặc biệt, số lượng nhà ở thương mại được cấp phép mới có phần hạn chế đáng kể, chit đạt khoảng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhu cầu mua nhà vẫn ở mức cao.

Nhà ở là một nhu cầu thiết yếu của mỗi người, nên không lạ gì khi  những số liệu thống kê qua các kỳ đều cho kết quả cao. Cụ thể, trong quý II, lượng tiêu thụ của thị trường bất động sản ở mức độ khá tốt. Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng nguồn cung dự án hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư, mua ở thực tế của người dân vẫn cao. Vì vậy, không có tình trạng tồn kho, đặc biệt là ở phân khúc nhà ở chung cư, nhà riêng lẻ và đất nền. 

Bên phía Bộ Xây dựng khẳng định “Các dự án được mở bán hầu hết đều có tính thanh khoản tốt, chủ đầu tư hầu như không có lượng sản phẩm tồn, không có giao dịch. Hiện nay, lượng tồn kho bất động sản hầu như chỉ có ở phân khúc căn hộ, nhà ở cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và đặc biệt là đối với các dự án ở vị trí có điều kiện hạ tầng không thuận lợi và thuộc về nhà đầu tư thứ cấp”.

Cần có nhiều giải pháp từ nhà nước, ngân hàng để cải thiện nguồn cung

Bên cạnh đó, bên đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết, hiện nguồn cung các dự án ở mức thấp. Các nhà đầu tư phải cẩn thận vì mối lo tiềm ẩn về tình trạng bong bóng, sốt giá cục bộ. Vì khi giá tăng thì các chủ đầu tư có tâm lí giữ hàng. Đồng thời, các nhà đầu cơ lại ráo riết tung tiền mua bất động sản số lượng lớn để tích trữ, đây chính là những lí do để tạo ra sốt giá.

Giải pháp cho thị trường bất động sản.

Để thị trường bất động sản đi vào ổn định, không xuất hiện những tình trạng bong bóng, hay “sốt đất”, nhiều chuyên gia đầu ngành đã chia sẻ giải pháp như sau

Đầu tiên, cần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật. Trước đó vào năm 2020 đã có những điều chỉnh đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc. Nếu năm nay tăng phê duyệt dự án, tăng cung bất động sản lên nhiều hơn thì mới giải quyết được vấn đề của thị trường. Cần nhanh tay, mạnh tay có những giải pháp để thúc đẩy nguồn cung, giúp thị trường phát triển lành mạnh hơn.

Tiếp theo, phía đại diện của Hội môi giới bất động sản Việt Nam chia sẻ trong  thời gian vừa qua, thị trường bất động sản xảy ra tình trạng nguồn cung khan hiếm, đặc biệt ở 2 khu đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM. Do đó xuất hiện tràn lan tình trạng lách luật gom sổ chia lô, phá rừng san đồi để tách thửa để bán kiếm lời cùng các sai phạm trong hoạt động phát hành trái phiếu. Việc kiểm soát tín dụng là điều bắt buộc phải làm.

Đối với những trường hợp doanh nghiệp làm dự án dở dang hay gần xong mà giờ dòng tiền bị ngưng cho vay thì họ phải dừng lại các dự án dở dang chứ chưa nói đến triển khai thêm dự án mới.  Vì vậy, việc ngân hàng kiểm soát dòng vốn vào bất động sản quá đà sẽ khiến cho nhiều doanh nghiệp lao đao, không có nguồn vốn để chi trả hàng hóa, dẫn đến chậm tiến độ hoàn thành dự án. Hoặc tệ hơn, những doanh nghiệp đang bán hàng trên thị trường cũng cần tiền để thực hiện việc quảng bá mở bán. Giờ dừng lại đột ngột họ không bán được hàng, nợ vay ngân hàng trở thành nợ xấu.

Cho nên, chuyên gia bất động sản đưa ra những giải pháp thay đổi chính sách của ngân hàng vào bất động sản để đảm bảo được tiến độ của dự án, tạo thêm nhiều nguồn cung mới cho thị trường. Ngân hàng cần điều chỉnh dòng vốn vào bất động sản thế nào cho thấu đáo, phân bổ dòng tiền vào phân khúc nào, đổ vốn vào đâu, cho vay ra sao cho hợp lý chứ không nên siết một cách ồ ạt.

 Có thể thấy hiện nay, tình trạng cầu vượt cung đang diễn biến nghiêm trọng  ở thị trường bất động sản đẫn đến những  tình trạng xuất hiện “sốt đất” cục bộ, người có nhu cầu mua nhà ở thực sự khó tiếp cận được dự án tốt. Nhưng hiện tại cũng đã có nhiều phương pháp để cải tiến nguồn cung trong thời gian tới, hãy bấm theo dõi Vamihomes để cập nhật những tin tức bất động sản mới nhất được cập nhật liên tục.

Biên soạn bởi: Vamihomes

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhân dịp năm mới, Vamihomes xin gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể cán bộ, nhân viên. Chúc mọi người một năm mới AN KHANG - THỊNH VƯỢNG, SỨC KHỎE - HẠNH PHÚC và thành công rực rỡ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.