Hồ sơ thiết kế nhà phố đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định tính thẩm mỹ cũng như giá trị của toàn bộ ngôi nhà. Vì vậy, trước khi bắt tay vào xây dựng cần nắm được cách lập hồ sơ thiết kế nhà phố chuẩn nhất.
Trong bài viết bên dưới, chúng ta sẽ cùng VamiHomes giải đáp các thắc mắc về “Hồ sơ thiết kế nhà phố bao gồm những gì?”, “Đơn giá thiết kế?” và các câu hỏi khác.
Hồ sơ thiết kế nhà phố là gì?
Hồ sơ thiết kế là một bộ tài liệu giải thích hình dạng, kích thước và chi tiết cấu trúc của các bộ phận trong nhà. Do đó, nó được sử dụng làm nền tảng xây dựng nhà ở. Trên thực tế, một bộ hồ sơ thiết kế nhà phố hay nhà riêng giống như một tấm bản đồ giúp nhà thầu và nhà xây dựng đi đúng hướng và dễ nhìn thấy trong quá trình thi công.
Sự hữu ích của hồ sơ thiết kế nhà phố
– Giúp chủ đầu tư hình dung được ngôi nhà hoàn thiện, hạn chế những rủi ro trong quá trình sử dụng sau này.
– Quá trình giám sát và thi công dễ dàng hơn: Với 1 bộ hồ sơ thiết kế nhà phố, chủ đầu tư và chủ thầu có thể kiểm soát chặt chẽ quá trình thi công.
– Thiết kế cấu trúc điện nước, an toàn và thuận tiện khi sử dụng, hoặc thiết kế tiết kiệm năng lượng, giúp ngôi nhà trở nên thông thoáng và rộng rãi hơn.
– Tính toán được chi phí xây dựng, lập dự toán chi tiết giúp chủ đầu tư cân nhắc vật liệu sử dụng và nội thất phù hợp.
Một hồ sơ thiết kế nhà phố hoàn chỉnh gồm những phần nào?
Hồ sơ thiết kế nhà phố bao gồm 3 phần chính: phần kiến trúc, phần kết cấu và phần điện nước (M&E). 3 phần này rất quan trọng, một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng ngôi nhà.
Mỗi phần đều có danh sách các bản vẽ chi tiết, tổng cộng khoảng 60-200 bản vẽ A3 chi tiết các phần liên quan đến kiến trúc, kết cấu, điện, nước. Tùy theo mức độ phức tạp của công trình mà có nhiều hay ít bản vẽ thiết kế nhà. Các bản vẽ được sắp xếp khoa học theo công nghệ thi công.
Tìm hiểu về phần kiến trúc trong hồ sơ thiết kế nhà phố
Phần kiến trúc là là bước đầu tiên trong sự hợp tác giữa kiến trúc sư và chủ đầu tư. Phần kiến trúc được chia thành hai phần: bản vẽ triển khai bằng và hình chiếu phối cảnh mặt tiền 3D.
Phần kiến trúc có bản vẽ khai triển mặt bằng
Đầu tiên trong hồ sơ thiết kế nhà phố, chủ đầu tư sẽ trao đổi với kiến trúc sư về nhu cầu và quy mô công trình.
Tiếp đến là các mặt đứng và mặt cắt của ngôi nhà. Cách bố trí vật dụng, theo chiều dài lô đất thể hiện rõ không gian sinh hoạt của từng tầng, vị trí sắp đặt vật dụng, bàn ghế, cầu thang, bếp, phòng khách, phòng ngủ, vệ sinh…
Các phần trục sẽ cho biết chiều cao của mỗi tầng, thể hiện các mối tương quan về diện tích theo chiều dọc. Chiều cao mỗi tầng thường từ 2 mét 7 đến 3 mét 8.
Thiết kế phối cảnh 3D mặt tiền sẽ được triển khai sau khi đã xác định được mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng với chủ đầu tư. Mặt bằng là cơ sở thiết kế mặt đứng, liên quan đến vị trí cửa ra vào, cửa sổ… Vì vậy, khi có mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt thì phải lập bản vẽ và xin phép xây dựng để hoàn tất thủ tục xin giấy phép xây dựng.
Chủ đầu tư có thể cùng kiến trúc sư thảo luận về màu sắc, cách trang trí mặt tiền ngôi nhà theo sở thích của mình. Mặt tiền ngôi nhà cũng được thiết kế phù hợp với hướng nhà.
Sau khi hoàn thành phối cảnh 3D mặt tiền, kiến trúc sư mới tiến hành triển khai các bản vẽ còn lại như mặt bằng gạch, bản vẽ kích thước, bản vẽ chi tiết từng bước… và sàn gạch thể hiện đúng mục đích của phương án.Bên thi công có thể dễ dàng tiến hành thi công chỉ cần dựa vào hồ sơ thiết kế nhà phố.
Ngoài ra, theo phong cách thiết kế và nhu cầu riêng của chủ đầu tư, có thêm các bản vẽ chi tiết giúp việc thi công diễn ra thuận lợi. Ví dụ như trong một hồ sơ thiết kế nhà phố tân cổ điển sẽ có thêm các chi tiết phù điêu, …
Phần kết cấu trong hồ sơ thiết kế nhà phố
Phần kết cấu của hồ sơ thiết kế nhà phố đảm nhận về tải trọng của ngôi nhà, độ bền theo thời gian và các vấn đề liên quan đến móng, cọc, dầm sàn, …Thực tế, phần thực hiện lúc này kiến trúc sư sẽ phụ trách như là một phần công việc của kỹ sư kết cấu.
Phần điện nước (M&E) trong hồ sơ thiết kế nhà phố
Hệ thống điện nước hay còn gọi là M&E là từ viết tắt của Mechanical and Electrical được hiểu là cơ điện. Hệ thống M&E được chia thành bốn loại:
– Hệ thống sưởi và điều hòa không khí
– Hệ thống nước & Vệ sinh – Hệ thống Điện
– Hệ thống báo cháy và chữa cháy
Thiết kế điện nước tiêu chuẩn, mang đến sự tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày. Nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Phần điện nước bao gồm ổ cắm, đèn chiếu sáng, thiết bị điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hố ga, bể phốt, điều hòa, camera và các nơi khác…
Việc thiết kế điện nội thất cũng đòi hỏi nhân sự có kiến thức chuyên môn cao và kinh nghiệm thi công thực tế nhà phố để bố trí hợp lý. Thông qua phần hồ sơ thiết kế nhà phố này, chủ đầu tư có thể xem cách bố trí ổ cắm, vòi nước có phù hợp với ngôi nhà hay không và trao đổi với kỹ sư.
Xem chi tiết các dự án nhà phố Thủ Đức
>>> Xem thêm: TẦNG ÁP MÁI LÀ GÌ? PHONG CÁCH THIẾT KẾ TẦNG ÁP MÁI MỚI NHẤT NĂM 2023.