TIN TỨC VAMIHOMES

Kỳ vọng tăng giá đất & Hệ lụy khi giá đất tăng quá cao.

Quy luật tăng – giảm giá bất động sản sẽ theo chu kỳ khoảng 5 –7 năm một lần. Sau chu kỳ tăng giá của bất động sản sẽ là sự “leo thang” chóng mặt của giá mặt bằng cho thuê, thiết lập một mặt bằg giá mới. Cùng VamiHomes tìm hiểu kỹ hơn về những hệ lụy của việc tăng “nóng”giá bất động sản nhé!

Quy luật tăng – giảm giá bất động sản sẽ theo chu kỳ khoảng 5 –7 năm một lần. Sau chu kỳ tăng giá của bất động sản sẽ là sự “leo thang” chóng mặt của giá mặt bằng cho thuê, thiết lập một mặt bằg giá mới. Cùng VamiHomes tìm hiểu kỹ hơn về những hệ lụy của việc tăng “nóng”giá bất động sản nhé!

Kỳ vọng tăng giá bất động sản.

Gần đây, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam – Ông Nguyễn Quốc Khánh chia sẻ với VamiHomes về câu chuyện giá nhà đất “leo thang” chóng mặt trong thời gian qua. Với hơn 20 năm kinh nghiệm theo dõi thị trường bất động sản từ những chu kỳ trước, ông Khánh đưa ra những 5 lý giải cho kỳ vọng tăng giá bất động sản gồm:

Đầu tiên là sau một số năm nền kinh tế tăng trưởng tích luỹ và nhiều ngoại kiều chuyển về nước, tiền tích luỹ trong dân nhiều lên nên bỏ tiền vào đầu tư giữ đất. 

Hai là, kỳ vọng vào sự phát triển của nền kinh tế, tiền trong dân được đầu tư vào việc mua văn phòng, mặt bằng thương mại, nhà hàng, khách sạn, nhà ở cho thuê… để kinh doanh và chờ tăng giá.

Ba là, sự cải thiện về cơ sở hạ tầng cũng như sự thay đổi trong chính sách kêu gọi đầu tư tại nhiều địa phương khiến gia tăng kỳ vọng tăng giá đất nhiều hơn.

Bốn là, các địa phương điều chỉnh giá đất cơ sở theo từng kỳ cũng khiến thị trường đầu ra tăng giá.

Năm là, một yếu tố nữa tác động tới kỳ vọng tăng giá đất chính là dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam (FDI) ngày càng tích cực.

Theo VamiHomes, 5  lý giải này cũng là kỳ vọng chính đáng của người sở hữu bất động sản và phù hợp  với thời đại 4.0.

Dich bệnh Covid – 19 làm thay đổi kỳ vọng tăng giá đất.

Theo nguồn tin mà VamiHomes tổng hợp, dịch bệnh kéo dài và phức tạp khiếnnền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trưởng dưới mức trung bình, mọi nhu cầu đều suy giảm nhanh chóng. Khi trạng thái bình thường mới được thiết lập, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp và chưa có hồi kết.

Đặc biệt, nhu cầu của con người đã thay đổi nhiều sau dịch bệnh và cuộc cách mạng 4.0: Kinh doanh, buôn bán sử dụng mặt bằng nhỏ hơn; dịch vụ khách sạn – nhà hàng suy giảm 80% -90%; xu hướng làm việc từ xa, mua bán qua online, giao hàng không tiếp xúc… ngày càng mạnh mẽ; thói quen du lịch cũng thay đổi thay vào tự nghỉ dưỡng tại gia,…

Bên cạnh đó, không có nhiều sự thay đổi đáng kể  về cơ sở hạ tầng, điều này “cắt đứt” nguyên nhân chính đáng để tăng giá đất.

Các địa phương xem xét áp dụng điều chỉnh giá đất 5 năm một lần để phù hợp với tình hình kinh tế. Thậm chí gần đây, do tình hình dịch bệnh, bài toán kinh tế khó giải hơn bao giờ hết, nên hầu hết các địa phương đều giữ và/hoặcgiảm giá đất để thu hút đầu tư, tính đường cho tương lai sau dịch bệnh.

Yếu tố vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng không ngoại lệ, các nhà đầu tư đều có xu hướng thắt chặt việc rót vốn bởi nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn đều giảm và những khó khăn tại chính quốc gia của họ.

Dịch bệnh Covid – 19 làm thay đổi kỳ vọng tăng giá đất. Ảnh minh họa.

>>> Xem thêm: Nhà đất Thủ Đức cùng cú “lội ngược dòng” ngoạn mục.

Hệ lụy của việc tăng giá đất quá cao.

Cùng VamiHomes tìm hiểu những hệ lụy khi giá đất bị đẩy lên quá cao nhé:

Hệ lụy đầu tiên khi giá đất đạt ngưỡng cao sẽ gây khó khăn cho phần lớn người lao động, nhất là người có thu nhập thấp và mức trung không thể mua nhà.

Đồng thời khi giá nhà quá cao, dẫn tới chi phí mặt bằng tăng mạnh, kéo theo các sản phẩm tiêu dùng, ăn uống, dịch vụ đều tăng, vượt khả năng chi trả của người tiêu dùng.

Tiếp theo, khi bất động sản tăng quá cao so với thu nhập và năng suất lao động tại Việt Nam sẽ làm giảm hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, hệ lụy lớn nhất là nhà đầu tư sẽ lặng lẽ rút khỏi thị trường Việt Nam.

Kế đến, giá chi phí vật tư, chi phí giải phóng mặt bằng tăng cao, cơ sở hạ tầng khó được đầu tư, – dẫn đến mặt bằng đô thị nhếch nhác, xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Thứ năm điều nguy hại hơn cả là các tài sản định giá quá cao làm tài sản thế chấp có nguy cơ bong bóng, dẫn tới ảnh hưởng hệ thống tín dụng, kéo theo hệ lụy rất lớn cho nền kinh tế đó là phải mấtnhiều năm để phục hồi, chưa kể những bất ổn xã hội ngày một lớn.

Từ tình hình này, các nhà đầu tư thứ cấp cần thận trọng lựa chọn và thích ứng hơn với quy luật mới của thị trường, để tránh những rủi ro không đáng có.

Truy cập vào VamiHomes để đọc thêm nhiều tin tức bất động sản nhé!

>>> Xem thêm: THÔNG TƯ 16 ĐƯỢC SỬA ĐỔI, “GỠ KHÓ” CHO THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Biên soạn bởi: Vamihomes

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhân dịp năm mới, Vamihomes xin gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể cán bộ, nhân viên. Chúc mọi người một năm mới AN KHANG - THỊNH VƯỢNG, SỨC KHỎE - HẠNH PHÚC và thành công rực rỡ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.