Ở thị trường nhà đất Thủ Đức hay bất cứ khu vực nào người mua bán bất động sản cũng quan tâm giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Khi mật độ dân số nước ta ở các đô thị lớn như nhà đất Thủ Đức đang ở mức rất cao đòi hỏi pháp luật về nhà ở cần quy định chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức để bảo đảm quyền lợi của các bên, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp.
Đã không ít trường hợp mua bán bất động sản mà chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, vậy phải làm sao? Cùng VamiHomes tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết bên dưới nhé!
Luật sư lý giải về vấn đề mua bán nhà đất Thủ Đức.
Để tìm hiểu chuyên sâu về vấn đề mua bán nhà đất Thủ Đức và các vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận quyền sở hữu, VamiHomes đã tổng hợp thông tin từ những luật sư có nhiều năm kinh nghiệm.
Theo đó, nhiều luật sự cho rằng không thể phủ nhận những năm gần đây đã có sự hoàn thiện hơn về pháp luật đất đai và nhà ở dành cho khu vực nhà đất Thủ Đức cũng như những địa phương khác. Pháp luật về nhà ở qua các thời kỳ đều quy định giao dịch mua bán nhà ở cũng phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng có công chứng, chứng thực và tiến hành theo những trình tự, thủ tục nhất định.
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc các chủ thể trong giao dịch mua bán nhà đất Thủ Đức không thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định về hợp đồng mua bán nhà ở, dẫn đến việc dễ xảy ra tranh chấp và quá trình giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
Theo chia sẻ của luật sư, những vấn đề hay gặp phải ở thị trường bất động sản nói chung và nhà đất Thủ Đức nói riêng mà hay nhờ đến sự can thiệp của họ, bao gồm:
– Điều kiện mua bán nhà ở;
– Trình tự, thủ tục mua bán nhà ở;
– Giải quyết tranh chấp về nhà ở.
Trước khi thực hiện mua bán nhà đất Thủ Đức, bạn cần nắm rõ những chính sách pháp lý có liên quan. Nếu chưa rõ cần liên hệ với bên luật sư để được hỗ trợ, tránh trường hợp rủi ro khi “xuống tiền” nhé!
Xem ngay bài viết: HƯỚNG DẪN THỦ TỤC LẬP SỔ ĐỎ ĐẤT THỪA KẾ TRONG NĂM 2023.
Câu chuyện khách hàng.
Thời gian qua, VamiHomes nhận được một số câu chia sẻ của khách hàng về vấn đề liên quan đến chứng nhận sở hữu đất tại khu vực nhà đất Thủ Đức.
Một câu chuyện mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn có nội dung như sau: Anh Quân có mua 1 miếng đất thổ khu vực nhà đất Thủ Đức trên đó có nhà ở (đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa có quyền sở hữu nhà ở), nhưng khi làm chuyển nhượng anh Quân chỉ làm giấy quyền sử dụng đất còn nhà ở thì chưa làm.
Đến khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên muốn làm quyền sở hữu nhà ở nhưng cán bộ văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất (khu vực nhà đất Thủ Đức quản lý) trả lời là không làm được và nói là nhà đó chưa sang tên cho anh Quân nên không làm được.
Anh Quân rất hoang mang, bây giờ anh muốn người bán sang tên cho mình nhưng người bán cũng chưa có giấy sở hữu nhà nên sang tên không được. Anh Quân lo lắng không biết phải làm sao. VamiHomes đã tổng hợp câu chuyện của anh đến cơ quan luật sư và nhận được phản hồi. Chính vì lơ là ở khâu giấy tờ chuyển nhượng khi mua bán nhà đất ở Thủ Đức đã dẫn đến tình trạng oái ăm trên.
Pháp luật quy định về chứng nhận quyền sở hữu đất ra sao?
Căn cứ vào số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (khu vực nhà đất Thủ Đức hay ở những địa phương khác), quyền ở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có quy định:
“Điều 8. Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Chủ sở hữu nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở theo quy định sau đây:
* Hộ gia đình, cá nhân trong thị trường nhà đất Thủ Đức phải có một trong các loại giấy tờ sau:
a) Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Hợp đồng mua bán nhà đất Thủ Đức thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;
c) Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;
d) Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khóa XI “về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991”,
Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991”;
đ) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở.
*Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết; trường hợp mua nhà kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 (ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành) thì ngoài hợp đồng mua bán nhà ở, bên bán nhà ở còn phải có một trong các giấy tờ về dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư);
e) Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
g) Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 có chữ ký của các bên có liên quan và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó;
h) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, nhà ở không có tranh chấp, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật;
trường hợp nhà ở xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, không có tranh chấp và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006.”
Xem thêm: NHỮNG LOẠI THUẾ PHÍ BẮT BUỘC NỘP KHI SANG TÊN SỔ ĐỎ NĂM 2023
Câu trả lời thỏa đáng cho trường hợp trên.
Thông qua những bộ luật, VamiHomes đã tìm được đáp án cho câu chuyện mua nhà đất Thủ Đức gặp rắc rối về quyền sở hữu đất. Theo đó, đối với trường hợp của anh Quân, nếu chủ nhà cũ có giấy phép xây dựng thì có thể sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà đó cho người chủ cũ, sau đó người chủ cũ và bạn có thể làm thêm hợp đồng chuyển nhượng căn nhà đó sang cho mình.
Nếu không có giấy phép xây dựng mà có xác nhận của UBND Thủ Đức về nhà ở đó đã được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, không có tranh chấp, xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất,… thì được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà đó cho chủ cũ, sau đó lại làm thêm hợp đồng chuyển nhượng căn nhà đó sang cho bạn.
Như vậy, qua bài viết mà VamiHomes cung cấp đã mang đến cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về luật đất đai cũng như quyền sở hữu đất khi mua bán nhà đất Thủ Đức. Hãy nắm rõ những quy định của nhà nước, tìm hiểu thật kỹ dự án trước khi mua, đồng thời tham khảo ý kiến của luật sư hoặc những cá nhân có chuyên môn để giúp bạn có được cái nhìn khách quan và toàn diện nhất, tránh những rủi ro không đáng có khi đầu tư vào nhà đất Thủ Đức.