Việc thành lập thành phố Thủ Đức góp phần thúc đẩy thị trường nhà đất Thủ Đức leo thang nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc sáp nhập các cơ quan hành chính của 3 quận thành 1 khiến nhiều cử tri lo ngại về chính sách quy hoạch, hộ tịch, giấy tờ có được giải quyết ổn thỏa. Cùng VamiHomes tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Thành lập TP Thủ Đức thu hút sự quan tâm lớn từ cử tri.
Sáng 6-10 – 2020, tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị 7 đoàn ĐBQH TP.HCM đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận 9 trước kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV. Nội dung chính của cuộc họp là thông tin thành lập thành phố Thủ Đức và những dự án, kế hoạch ảnh hưởng đến tương lai của người dân, đặc biệt là thị trường nhà đất Thủ Đức.
Trong cuộc họp đó, người dân vô cùng sôi nổi và háo hức chờ đón sự đổi của Thủ Đức nói chung và thị trường nhà đất ở Thủ Đức nói riêng. Bên cạnh đó, nhiều cử tri tỏ ra băn khoăn về vấn đề quy hoach, giấy tờ, hộ tịch,… có thay đổi ra sao. Theo chân VamiHomes để không bỏ lỡ tin nóng này!
Sự hào hứng từ cử tri về chính sách quy hoạch hạ tầng.
Theo thông tin thành lập thành phố, nhiều cử tri vô cùng hứng khởi vì đây là tin tốt cho thị trường nhà đất Thủ Đức (gồm quận 2, quận 9 và Thủ Đức). Cụ thể, trong lời phát biểu của cử tri Lê Thanh Tùng, bản thân ông không giấu được niềm vui sướng với đề án thành lập Khu Đô thị Sáng tạo phía Đông TP.HCM, hay còn gọi là thành phố Thủ Đức.
“Mừng, vì chúng tôi được sống trong thành phố trẻ, văn minh hơn, hiện đại hơn. Hơn nữa, gia đình tôi có một dự án nhà đất Thủ Đức cần giao dịch, tôi hi vọng sẽ chốt thành công trong thời gian tới” – ông Tùng nói.
“Cần mạnh dạn quy hoạch đô thị, giải toả đền bù để điều chỉnh hạ tầng đô thị. Phải có quỹ đất để thực hiện tái định cư cho người dân nằm trong diện giải toả, người có thu nhập thấp, cho công nhân đã nhiều năm gắn bó tại Khu Công nghệ cao đang phải sống trong các nhà trọ…”- ông Tùng nói thêm. Cử tri Lê Thanh Tùng mong muốn đi đôi với việc thành lập thành phố Thủ Đức, lãnh đạo cần chú trọng phát triển hạ tầng giao thông tổng thể để làm sao xứng tầm là một TP mới chứ không chỉ đơn thuần là thay đổi cái tên.
Đồng tình với ý kiến của ông Tùng, nhiều cử tri khác cho rằng quy hoạch tổng thể của thành phố Thủ Đức phải có sự bài bản, tầm nhìn 20-30 năm sau. Một cử tri nhấn mạnh: “Quy hoạch thì phải làm thẳng như một đường chỉ, kể cả về đất đai hay hạ tầng giao thông”.
Thị trường nhà đất Thủ Đức thời gian qua luôn nhận được nhiều sự quan tâm của chủ đầu tư và doanh nghiệp. Vì vậy, chúng tôi hi vọng sớm nhìn thấy mô hình hạ tầng giao thông hoàn thiện để giao dịch nhà đất tại Thủ Đức càng phát triển sôi động hơn nữa, vị cử tri có chia sẻ thêm.
Ý kiến của nhiều cư tri có mặt tại cuộc họp còn đặc biệt nhấn mạnh đến việc cần phải ngăn chặn ngay tình trạng các đại gia thị trường nhà đất Thủ Đức đón đầu và thâu tóm đất đai xung quanh khu đô thị mới, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Cụ thể “cần đảm bảo sự công bằng trong công tác quy hoạch, giải toả, tránh việc khiếu nại, khiếu kiện không cần thiết.”
Có thể thấy, tại cuộc họp này mọi người đều hứng khởi và đưa ra được nhiều ý kiến, quan điểm xây dựng hạ tầng giao thông của thành phố Thủ Đức. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi kinh doanh, sử dụng nhà đất Thủ Đức, mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội tại đây.
>>> Xem thêm: Giá nhà đất Thủ Đức “nhảy múa” liên tục theo đề án Thành phố phía Đông.
Vấn đề trước mắt đặt ra nhà đất Thủ Đức: Cử tri băn khoăn về giấy tờ, quy hoạch.
Bên cạnh những hứng khởi, cử tri Tùng cũng bày tỏ băn khoăn về sự thay đổi các giấy tờ, thủ tục liên quan đến sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy tờ nhà đất Thủ Đức… khi thành phố phía Đông thành lập. Ông cho rằng, chính quyền cần có câu trả lời xác đáng, cụ thể cho người dân hướng giải quyết về điều này.
Cá nhân ông cũng cho rằng, cần phải có thêm tài liệu chính thống để tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về đề án, khi thành lập thành lập mới thì người dân nhận được lợi ích gì. Cụ thể sẽ ảnh hưởng gì đến giao dịch mua bán nhà đất tại Thủ Đức, giấy tờ, pháp lý,… ra sao? Bên cạnh đó, các cử tri cũng cần câu trả lời thỏa đáng về lợi ích của mình trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
Trong cuộc hợp đó, ý kiến của ông Tùng nhận về “cơn mưa” lời khen và sự ủng hộ của nhiều cử tri khác. Theo đó, cử tri Hoàng Văn Long cũng cho hay rất hoan nghênh với việc thành lập thành phố mới vì đời sống bà con được nâng cao. Cử tri Long cũng bày tỏ băn khoăn về sự thay đổi giấy tờ, đồng thời nêu ra vấn đề về quy hoạch đường sá, giao thông của thành phố Thủ Đức tương lai.
Cử tri Long cho biết “hiện nay nhiều tuyến đường ở quận 9 như Lê Văn Việt vẫn có tình trạng kẹt xe thường xuyên, hay như đường Đỗ Xuân Hợp thì vừa kẹt lại còn ngập khi mưa xuống. Liệu có chính sách nào khắc phục, nâng cấp liên quan đến tuyến đường này.”
Bên cạnh đó, cử tri Nguyễn Thị Dung (ngụ tại Quận 9) cho rằng, đã có nhiều ý kiến của các cấp lãnh đạo thành phố về sự cần thiết cũng như những triển vọng, tương lai của việc sáp nhập, thành lập thành phố.
“Tuy nhiên trong các ý kiến đó, tôi chưa thấy nêu được sự khác biệt căn bản về việc thành lập một thành phố trong thành phố so với việc sáp nhập ba quận lại thành một quận lớn như trước khi kia. Cụ thể sự khác biệt đó là gì? Thành phố trong thành phố có ưu việt gì cho việc thu hút đầu tư cũng như những cơ hội nào mở ra cho thị trường nhà đất Thủ Đức” – cử tri Dung nêu ý kiến. Cử tri Nguyễn Thị Dung cho rằng, để tạo được sự đồng thuận, nhất trí đối với người dân thì các cấp lãnh đạo cần phải làm rõ điều này.
Những vấn đề băn khoăn của cử tri cũng là điều dễ hiểu. Trong khi thành phố Thủ Đức mới ra đời sẽ có những hiệu chỉnh đáng kể, họ cần câu trả lời chính xác cho quyền lợi của mình trên mọi mặt trận nói chung và thị trường nhà đất Thủ Đức nói riêng.
Hướng giải quyết: Cần chuẩn bị nhân sự cho thành phố Thủ Đức.
Trao đổi về băn khoăn của cử tri, ĐBQH Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ TP.HCM, cho biết vừa qua cả ba quận nằm trong đề án sáp nhập đã lấy ý kiến người dân. Hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến liên quan đến nội dung này. Đề án này cũng đang được thành phố hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét.
Ông Khuê cho biết việc sáp nhập ba quận để thành lập Khu Đô thị Sáng tạo tương tác cao phía Đông (tên tạm gọi hiện nay là TP Thủ Đức) không chỉ đơn giản là việc ba quận sáp nhập lại theo công thức con số, cộng trừ đơn giản.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Như Khê cho rằng, lãnh đạo quận 9 cần phải tuyên truyền làm sao để cử tri hiểu rõ hơn ưu thế của việc thành lập thành phố Thủ Đức mới này sẽ tác động đến nhiều mặt trận (bao gồm nhà đất Thủ Đức), chứ không phải là sáp nhập ba quận lại là xong, như huyện Thủ Đức cũ trước đây.
“Mong phía UBND quận 9 có sự lãnh đạo sát sao để thu nhận rộng rãi thêm ý kiến cử tri, không phải chỉ phản ứng hay than phiền mà còn là sự hiến kế của người dân trong tương lai khi thành phố Thủ Đức được thành lập”– ông Khuê nói.
Ông đơn cử, có cử tri nói cần phải siết chặt quản lý quy hoạch, giải quyết các dự án, xác lập cơ cấu sử dụng đất của ba quận để ngừa trước những vấn đề phức tạp nảy sinh khi thành lập. Đó là ý kiến cần phải lưu tâm vì nếu cơ cấu sử dụng đất không tính đến, quy hoạch không xem xét đúng mức thì sẽ rất khó khăn cho sau này.
Ông Khuê cũng nhấn mạnh đến việc chuẩn bị nhân sự, đội ngũ cán bộ khi thành lập thành phố Thủ Đức. Theo ông, tâm thế, năng lực, trách nhiệm, thái độ của cán bộ như thế nào khi thành lập thành phố Thủ Đức cũng là điều cần phải bàn; đừng để cử tri nghĩ rằng việc thành lập thành phố Thủ Đức chỉ là khoác lên cái áo mới chứ bên trong thì không có sự thay đổi gì. Ông cho rằng, cần phải làm đúng tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” về các vấn đề liên quan đến thành lập thành lập Thủ Đức.
Tóm lại, việc thành lập thành phố Thủ Đức đã thổi làn gió mới đến cuộc sống của người dân tại đây. Với những dự án về hạ tầng, giao thông đang triển khai chắc chắn thị trường nhà đất Thủ Đức là nơi hưởng lợi nhiều nhất. Trong cuộc họp, những gia đình cử tri có nhu cầu mua bán Thủ Đức như được tiếp thêm động lực, họ tin rằng sẽ có sự tăng trưởng chóng mặt trong thời gian sắp tới. Cùng VamiHomes chờ đớn sự thay đổi tích cực này nhé!
>>> Xem thêm: Người dân “săn” sản phẩm bất động sản chất lượng khi dòng tiền quay trở lại thị trường.