TIN TỨC VAMIHOMES

CHỌN VẬT LIỆU XÂY NHÀ CHUẨN NĂM 2023: CÁC LOẠI VẬT LIỆU PHỔ BIẾN HIỆN NAY?

Khi bắt đầu dự án xây dựng nhà ở, việc lựa chọn vật liệu xây dựng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, tuổi thọ của công trình mà còn quyết định đến tính thẩm mỹ và hiệu quả kinh tế. Trong bối cảnh năm 2023, các tiêu chí về bền vững, thân thiện với môi trường và hiệu quả năng lượng ngày càng được coi trọng. 

Trong bài viết này, Vamihomes sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về các loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay, từ những vật liệu truyền thống như gạch, xi măng, thép, đến những phát kiến mới như vật liệu sinh học và công nghệ nano, giúp bạn đưa ra quyết định thông minh và phù hợp nhất cho tổ ấm của mình.

Trong xây dựng nhà ở, tổng hợp các loại vật liệu cần thiết để xây nhà.

3 nhóm chính như sau: vật liệu xây dựng cơ bản, vật liệu xây dựng kết cấu và vật liệu hoàn thiện. 

Vật liệu xây dựng cơ bản bao gồm xi măng, sắt, thép, cát xây dựng và gạch.

Nhóm vật liệu xây dựng kết cấu bao gồm bê tông, vữa xây dựng và phụ gia xây dựng. 

Cuối cùng, nhóm vật liệu hoàn thiện bao gồm tường, trần nhà, sàn, nội thất và ngoại thất.

Khi bắt đầu dự án xây dựng nhà ở, việc lựa chọn vật liệu xây dựng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, tuổi thọ của công trình mà còn quyết định đến tính thẩm mỹ và hiệu quả kinh tế. Trong bối cảnh năm 2023, các tiêu chí về bền vững, thân thiện với môi trường và hiệu quả năng lượng ngày càng được coi trọng.
Chọn vật liệu xây nhà: Các loại vật liệu phổ biến hiện nay

Nhóm vật liệu xây dựng thô (vật liệu cơ bản)

Nhóm vật liệu xây thô (vật liệu cơ bản)
Sắt, thép xây dựng– Là vật liệu quan trọng để xây dựng nền móng. Chính vì vậy, ở bất kì công trình nào thép xây dựng cũng là vật liệu được ưu tiên lựa chọn đầu tiên
– Thép xây dựng cũng chia thành 2 loại chính:
+ Thép cuộn: có bề mặt trơn nhẵn, với các kích thước Ø6mm, Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm, Ø14mm
+ Thép thanh vằn: có tính chịu lực tốt, cứng và có độ bền cao 
Xi măngLà thành phần quan trọng cấu thành nên bê tông. Xi măng sẽ quyết định trực tiếp đến độ bền chắc của chất lượng bê tông cũng như chất lượng công trình
Gạch xây dựngGạch xây dựng cũng được chia thành 2 loại chính:
+ Gạch đất nung: là loại gạch truyền thống, được sử dụng ở 80% công trình xây dựng ở Việt Nam. Bạn có thể thấy qua các cấu trúc như: gạch đỏ đặc, gạch 2 lỗ, 6 lỗ, gạch ống,…
+ Gạch không nung: đây là loại vật liệu xây dựng mới, đang được nhà nước khuyến khích sử dụng. Bạn có thể thấy qua hình dạng: gạch xỉ, gạch bê tông, gạch chưng áp nhẹ, gạch bê tông bọt khí,..
Cát xây dựngCần chọn những loại cát sạch, phù hợp với mục đích xây dựng nhằm có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng và thời gian sàng lọc cát. Cát cũng sẽ được chia thành 5 loại:
+ Cát vàng
+ Cát đen
+ Cát san lấp
+ Cát xây tô
+ Cát bê tông
Đá xây dựngĐá xây dựng là loại đá tự nhiên thường được gia công đập, nghiền, phân loại, đẽo, cắt, gọt theo kích thước phù hợp để làm cốt bê tôngBạn có thể tìm kiếm trên thị trường những chủng loại đá như: đá 0x4, đá 1×2, đá 3×4, đá 4×6, đá 5×7
Nhóm vật liệu xây dựng thô (vật liệu cơ bản)
Nhóm vật liệu xây dựng thô (vật liệu cơ bản)

Nhóm vật liệu hoàn thiện

Nhóm vật liệu hoàn thiện công trình
SànCó thể dùng gỗ tự nhiên, nhựa giả gỗ, đá hoa cương, gạch Ceramic, gạch gốm,…
Tường, trầnBao gồm: sơn nước, thiết bị vật dụng vệ sinh, gạch ốp tường và thiết bị phòng tắm
Nội thấtTủ quần áo, tủ âm tường, bàn ghế sofa, bàn ghế ăn,… 
Ngoại thấtThép, sắt, gạch, gỗ, vữa, nhôm,.

Nhóm vật liệu kết cấu

Nhóm vật liệu kết cấu
Phụ gia xây dựngĐược chia thành 3 nhóm cơ bản:
+ Phụ gia khoáng hoạt tính
+ Phụ gia hóa học
+ Phụ gia đặc thù riêng
Bê tôngBê tông hay còn được gọi là đá nhân tạo. Được cấu thành từ nhiều nguyên liệu như: cốt liệu mịn, cốt liệu thô, xi măng, nhựa đường, nước và phụ gia
Vữa xây dựngLà loại hỗn hợp được pha trộn từ những cốt vật liệu nhỏ hay chất kết dính vô cơ và nước.
Vữa xây dựng có khả năng chịu lực tốt, từ đó đem lại khả năng kết dính chắc chắn

Các vật liệu xây dựng khác

Vật liệu làm nhà – Nhựa

Xây dựng nhà bằng vật liệu nhẹ đã trở nên rất phổ biến. Nhựa là một trong những vật liệu được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng. Nó có tính linh hoạt cao, độ bền tốt, hiệu quả cao và chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp, điều này làm cho nhựa trở thành một lựa chọn hấp dẫn về mặt kinh tế trong lĩnh vực xây dựng.

Vật liệu mới trong xây dựng – Kính

Kính là một loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay, được sử dụng trong cả các công trình nhà ở và công cộng lớn. Kính có thể được sử dụng để làm cửa sổ, cửa ra vào, vách ngăn hay tường chịu lực. Trên thị trường hiện nay, các loại kính xây dựng đa dạng và phong phú, và có nhiều ưu điểm như: độ trong suốt cao, khả năng chống lại ánh sáng gây hại, độ bền cao và giá thành hợp lý.

Kính độ trong suốt cao, khả năng chống lại ánh sáng gây hại, độ bền cao
Kính độ trong suốt cao, khả năng chống lại ánh sáng gây hại, độ bền cao

Kevlar

Kevlar là một vật liệu xây dựng lạ, cứng hơn cả vỏ áo giáp bằng kim loại, nhưng có độ căng bền vững tuyệt vời. Kevlar là một vật liệu mới trong xây dựng, cung cấp sự an toàn và tài sản quý báu cho các công trình lớn. Tuy nhiên, với cấu tạo kém cứng hơn so với thép, chúng có thể được cải tiến theo hướng mà chúng ta nghĩ đến: một cấu trúc trụ lớn chịu lực.

Tre

Tre được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc, bởi vị trí địa lý của công trình kiến trúc đó. Ở những nơi tre mang ý nghĩa lớn, nó trở thành một loại vật liệu xây dựng đáng kinh ngạc về độ linh hoạt, bền và vững chắc, có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Vật liệu mới trong xây dựng – Sợi carbon

Sợi Carbon là một loại vật liệu mới trong lĩnh vực xây dựng, có độ cứng gấp đôi thép nhưng trọng lượng lại đặc biệt nhẹ hơn năm lần. Đây là xu hướng vật liệu xây dựng mới bởi thành phần sợi carbon có khả năng linh hoạt trong gia công. Sợi Carbon cho phép được uốn nắn tạo nên những hình thù từ bề mặt cho đến phần cốt lõi, tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng.

Vật liệu xây nhà – Đất

Đất là một trong những vật liệu xây dựng lâu đời nhất với khả năng dễ tiếp cận toàn cầu và sử dụng dễ dàng ở quy mô nhỏ. Nó có thể được nén thành những module, tạo ra những bề mặt tự do và cuối cùng trở về thành cát bụi. Đất là một vật liệu xây dựng giá rẻ.

Rơm rạ

Sử dụng vật liệu rơm rạ để lắp đặt mái nhà không còn là một xu hướng mới lạ, bởi những công trình này có khả năng tạo ra môi trường cách nhiệt và che mưa nắng, cũng như hòa quyện vào môi trường tự nhiên.”

Các vật liệu phế thải

Chúng ta đang sản xuất khổng lồ chất thải trên nền sản xuất các vật liệu khác, nhưng đây là cơ hội tuyệt vời để các kiến trúc sư tương lai tìm hiểu thêm về chất thải này. Cho dù đó là chuyển đổi điếu thuốc lá thành vật liệu xây dựng hay sử dụng các chai nhựa để chống lại trận động đất, tái chế vẫn là một việc làm đáng được ngưỡng mộ.

Tất cả những nguyên vật liệu xây dựng nhà ở dân dụng đã được liệt kê ở trên đây đều có khả năng tiếp cận và chi phí khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn những vật liệu xây dựng khác chưa được liệt kê ở trên có thể là lựa chọn tốt hơn trong những mục đích cụ thể. Do đó, hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu kĩ về những vật liệu xung quanh bạn và đảm bảo rằng bạn đã có được nguồn nguyên liệu phù hợp nhất.

Cốp pha

Cốp pha là một trong những vật liệu được sử dụng để xây nhà, nó được dùng như một khuôn để đổ bê tông. Thông thường, cốp pha có thể là nhôm, gỗ, sắt thép… Đơn vị thi công thường chuẩn bị cốp pha, tuy nhiên, cũng có nhiều gia đình tự chuẩn bị để giảm chi phí.

Vật liệu mới – Mái lợp nhà

Tùy thuộc vào phương án mái bạn chọn, bạn sẽ phải mua các loại vật liệu mái khác nhau. Để đảm bảo một công trình phù hợp và tiết kiệm, hãy lên ý tưởng và chọn loại ngói từ đầu. Hiện nay, nhiều công trình áp dụng vật liệu nhẹ để làm mái nhà được ưa chuộng.

Vật liệu mái lợp nhà
Vật liệu mái lợp nhà

Nước trong xây dựng công trình

Nước là vật liệu xây dựng giá rẻ. Sử dụng nước máy từ hệ thống cấp nước là lựa chọn tối ưu. Nếu dùng nước giếng hay nguồn nước khác thì phải đảm bảo nước sạch, không chứa chất bẩn, không bị nhiễm phèn. Tuyệt đối không sử dụng nước biển, nước phèn, nước ao hồ, nước lợ, nước có váng dầu, mỡ để xây dựng. Lượng nước phù hợp với tỉ lệ xi măng sẽ giúp công trình được vững chắc.

Kinh nghiệm chọn vật liệu xây nhà

Phải chọn vật liệu phù hợp với công năng sử dụng.

Khi thi công công trình kiến trúc nhà biệt thự 1 tầng, vật liệu xây dựng phải phù hợp với công năng. Tất cả các không gian, phòng chức năng, cấu kiện và bộ phận kiến trúc cần vật liệu có đặc tính cơ- lý – hoá phù hợp. Gạch lát sàn ở các nơi có nước (sân, phòng vệ sinh) cần có đặc tính chống trơn trượt trước, mới tới các yêu cầu khác như hoa văn, màu sắc…

Phù hợp không gian sử dụng

Để tạo nên sự hiệu quả đúng chức năng, vật liệu làm nhà phải phù hợp với không gian sử dụng. Ví dụ, phòng khách cạnh sân vườn tầng trệt cần các loại vật liệu tự nhiên để tạo sự thoáng đãng, thoải mái, gần gũi với thiên nhiên; phòng sinh hoạt chung trên lầu thì cần các loại vật liệu mang lại sự gần gũi; phòng ngủ cần sự tĩnh lặng, ấm áp; phòng nghe nhạc, giải trí lại cần các loại vật liệu tạo ấn tượng…

Phù hợp phong cách kiến trúc – nội thất

Khi chọn vật liệu xây dựng nhà, bạn cần ưu tiên phù hợp với phong cách kiến trúc – nội thất. Với mỗi phong cách, các loại vật liệu xây dựng nhà và cách sử dụng chúng đều khác nhau: với phong cách hiện đại có nhiều loại vật liệu như kính, thép, inox…; với phong cách cổ điển phương Đông có âm hưởng trầm của màu nâu gỗ và những chi tiết tinh xảo; và với phong cách dân gian thô mộc có sự góp mặt của các loại vật liệu tự nhiên như tre, gỗ, đá…

Thiết kế và sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp với tỷ lệ cân đối sẽ mang lại không gian hài hòa.

Vật liệu xây dựng nhà phải được lựa chọn phù hợp với tỷ lệ thiết kế. Tỷ lệ là một yếu tố quan trọng trong kiến trúc. Do đó, các không gian cần sử dụng vật liệu phải liên quan đến tỷ lệ này, đặc biệt là các bề mặt ốp lát. Diện tích của một sàn, chiều cao của bức tường, không gian của phòng đều cần các tỷ lệ phù hợp.

Khi thiết kế phòng vệ sinh, cần chọn gạch ốp lát có kích thước vừa phải. Không nên lựa chọn kích thước quá lớn, vì sẽ không phù hợp tỷ lệ, thị giác và gây hư hao lãng phí do phải cắt bỏ nhiều. Để lựa chọn kích thước phù hợp, cần căn cứ vào diện tích, chiều cao phòng, khoảng tường chèn cửa. Hiện nay, nhiều loại vật liệu xây nhà ở bộ phận kiến trúc được sản xuất tiền chế với nhiều kích thước.

Thiết kế và sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp với tỷ lệ cân đối sẽ mang lại không gian hài hòa.
Thiết kế và sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp với tỷ lệ cân đối sẽ mang lại không gian hài hòa.

Tương quan hoà hợp với xung quanh

Vật liệu xây dựng nhà hiện đại phải tương quan hòa hợp với xung quanh. Để đạt được sự hài hòa trong tổng thể, cần lưu ý không chỉ về từng công trình, mà cả về mối tương quan với bao cảnh xung quanh. Nguyên tắc này không phải là tất cả, nhưng luôn là cần thiết và không thể thiếu.

Bảng kê nguyên vật liệu xây nhà

Bảng kê nguyên vật liệu xây nhà chi tiết sẽ giúp bạn không bị lãng phí, tiết kiệm chi phí và tránh được những phát sinh không mong muốn trong quá trình xây dựng.

Bảng kê nguyên vật liệu xây thô

Khung xương của ngôi nhà bao gồm các vật liệu tự nhiên để xây nhà, bao gồm phần móng cùng bể ngầm, kết cấu chịu lực (khung, cột, dầm, sàn bê tông), mái bê tông, cầu thang, xây bậc và hệ thống tường bao che, ngăn chia.

Phần thô là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của công trình. Do đó, tính toán và chọn lựa các vật liệu xây dựng phải được kỹ càng nhằm đảm bảo sự an toàn nhất định tránh sự cắt xén. Các loại vật liệu xây dựng thi công phần thô bao gồm: sắt thép, xi măng, cát đá, gạch xây, bê tông, đất cát san lấp, dây điện âm, ống nước nóng và lạnh, mái tôn, mái ngói, chất chống thấm và cốt pha.

Giá thi công của phần thô dao động trong xây nhà xây dựng khoảng từ 3.200.000 – 3.600.000 vnđ/m2, tùy thuộc vào quy mô xây dựng, phong cách thiết kế, vị trí địa lý. Tuy nhiên, mức giá thi công phần thô thường không chênh lệch quá nhiều giữa các công ty.

Bảng kê nguyên vật liệu xây nhà hoàn thiện

Việc hoàn thiện ảnh hình của nhà đẹp là rất quan trọng để tạo nên tính thẩm mỹ. Vì vậy, trong quá trình thiết kế và thi công, từng chi tiết đều được xem xét kỹ lưỡng để tạo ra một không gian sống thoải mái và sang trọng. Bảng tổng hợp các nguyên vật liệu để thi công phần hoàn thiện của nhà hiện đại bao gồm: sơn nước, đèn trang trí, cửa cổng, gạch lát sàn, ốp tường, gương soi, lan can mặt tiền và thiết kế công tắc ổ cắm điện.

Tùy thuộc vào kinh phí của từng gia đình, lựa chọn vật liệu xây dựng hoàn thiện phù hợp. Những gia đình có kinh tế hạn chế có thể chọn những vật liệu rẻ như cửa, cổng, gạch lát nền… 

Ngược lại, những gia đình ưu tiên công năng bên trong sẽ dùng những vật tư đắt tiền. Bảng giá chi tiết vật liệu xây nhà thi công phần hoàn thiện dao động từ 3.000.000 – 7.000.000 vnđ/m². 

Tuy nhiên, khó có thể đưa ra mức giá cụ thể bởi vì tùy thuộc vào sở thích, kinh phí của từng chủ nhà mà các kiến trúc sư đưa ra bảng báo giá phù hợp.

Dãy nhà phố đồng bộ Lộc Vừng – Quốc Lộ 13

Cách tính vật liệu xây nhà

Cách tính vật liệu xây dựng khi xây nhà qua diện tích

Theo kinh nghiệm của ngành xây dựng hiện nay, tính toán chi phí vật liệu xây dựng có thể dựa trên diện tích xây dựng. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng bị đơn vị xây dựng đẩy giá vật liệu lên cao. 

Công thức tính vật liệu xây nhà như sau: 

Tầng 1: 100%, lầu: 100% (tùy theo số tầng và lầu của nhà ở), mái: 30% (đối với mái tôn), 50% (đối với mái bằng) và 70% (đối với mái ngói) và sân là 50%.

Cách tính chi phí vật liệu sử dụng xây dựng móng nhà

Để tính được chi phí sử dụng làm móng nhà, bạn cần xác định loại móng sử dụng. Bạn có thể làm điều này bằng phương pháp khảo sát trắc địa hoặc dựa vào kinh nghiệm nếu có hiểu biết về mảnh đất. Tuy nhiên, tính toán chi phí xây dựng móng nhà thường khá phức tạp.

Các loại móng xây nhà có thể được tính toán dựa theo đơn giá thi công tương ứng: 

  • Móng đơn, 50% diện tích của tầng 1 x đơn giá tính phần thô; 
  • Móng bằng hai phương, 70% diện tích của tầng 1 x đơn giá tính phần thô; 
  • Móng cọc (ép tải), 250.000 đồng/mét x số cọc x chiều dài của cọc + nhân công ép cọc + 0.2 x (diện tích của tầng 1 + diện tích của sân) x đơn giá của phần thô; 
  • Móng cọc (khoan nhồi), 450.000 đồng/mét x số cọc x chiều dài của cọc + 0.2 x (diện tích của tầng 1 + diện tích của sân) x đơn giá tính phần thô. 

Lưu ý rằng đơn giá móng cọc và nhân công có thể thay đổi tùy theo vùng, địa phương.

Cách tính chi phí sắt thép sử dụng vật liệu xây nhà

Khối lượng sắt thép trên mỗi m3 xây dựng có thể được tính như sau: 

  • Móng nhà từ 100 đến 120 kg/m3; 
  • Dầm 180 đến 200 kg/m3; 
  • Sàn nhà từ 120 đến 150 kg/m2; 
  • Cột từ 200 đến 250 kg/m3 nếu nhịp dài hơn 5m, 170 đến 190 kg/m3 nếu nhịp ngắn hơn 5m; 
  • Vách tường 180 đến 200 kg/m3; 
  • Cầu thang từ 120 đến 140 kg/m3; 
  • Mái từ 250 đến 350 kg/1m3. 

Lưu ý rằng các dự tính trên chỉ là một tham khảo và khối lượng sắt thép cần thiết có thể thay đổi tùy vào cách xây dựng và kiến trúc thi công.

Cách tính chi phí tường gạch sử dụng xây nhà

Hiện nay, tường nhà được chia thành hai loại khác nhau là tường 10 và tường 20. 

  • Ở miền Bắc, tường 10 có chiều dày là 110mm, còn tường 20 là 220mm. Loại gạch phổ biến được sử dụng để xây dựng hai loại tường này là 6.5 x 10.5 x 22cm. 
  • Tại miền Nam, tường 10 và 20 có kích thước lần lượt là 100mm và 200mm, và có thể sử dụng hai loại gạch là 4 x 8 x 19cm hoặc 8 x 8 x 19cm. 

Để tính được số lượng viên gạch cần dùng trong xây tường, cách tính vật liệu xây dựng theo công thức: (Dài + Rộng) x 2.

Sau khi tính toán chiều cao của bức tường dự tính xây dựng và trừ đi số diện tích cửa đứng, cửa sổ, bạn sẽ có được số lượng gạch cần thiết để xây dựng bức tường. 

Kết hợp số lượng gạch của từng bức tường, bạn có thể tính được tổng số lượng gạch cần thiết cho toàn bộ ngôi nhà. Tuy nhiên, số lượng gạch này cũng phụ thuộc vào chi phí vận chuyển vật liệu. 

Trên đây là những thông tin về các loại vật liệu phổ biến hiện nay. Vamihomes mong rằng với những tin tức trên sẽ giúp các bạn đọc có thêm kiến thức về vật liệu xây dựng để lựa chọn cho công trình của mình, cũng như quyết định xuống tiền đầu tư.

Xem các dự án nhà phố truy cập ngay tại đây!

>>> Xem thêm: Giá vật liệu xây dựng tăng “đè nặng” lên thị trường bất động sản!

Biên soạn bởi: Vamihomes

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhân dịp năm mới, Vamihomes xin gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể cán bộ, nhân viên. Chúc mọi người một năm mới AN KHANG - THỊNH VƯỢNG, SỨC KHỎE - HẠNH PHÚC và thành công rực rỡ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.