Tuy nhiên, thực tế thì căn hộ bình dân ít dần, thậm chí nguồn cung khan hiếm, trong khi nhu cầu phân khúc này rất lớn và chịu “ cơn khát”nhà giá rẻ suốt 3 năm qua.
Nguồn cung khá dồi dào giai đoạn 2014-2018.
Theo VamiHomes tổng hợp, trong giai đoạn 2014-2018 nguồn cung nhà ở bình dân tại TP HCM vẫn khá dồi dào, tăng trưởng rất khả quan với mức giá bán thấp hơn 1.200 USD (tương đương 27 triệu đồng) một m2. Có thể nói, thị trường bất động sản TP.HCM giai đoạn này được đánh giá là cân bằng, phát triển đều ở mọi phân khúc. Khách hàng cũng có thể thoải mái lựa chọn dự án phù hợp với nhu cầu sống và khả năng kinh tế.
Cạn kiệt nguồn cung từ cuối năm 2018.
Trái ngược với thị trường trước đó, cuối năm 2018 đến nay, sức ép từ việc thiếu nhà giá rẻ đang gia tăng tại TP HCM. Cụ thể, nguồn cung căn hộ bình dân ngày càng khan hiếm, trong khi nhà cao cấp vẫn tăng cao khiến thị trường phát triển lệch pha, kém bền vững. Bên cạnh đó thì nhu cầu mua nhà ở thực tế ngày một gia tăng, nhưng với “cơn khát” như vậy thế hệ trẻ khó sở hữu căn hộ để an cư, lập nghiệp.
Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Thị trường JLL Việt Nam – bà Lê Thị Huyền Trang cho biết: TP HCM là đô thị điển hình của nền kinh tế mới nổi, đang phải đối mặt với vấn đề nan giải là tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng nhà giá rẻ ngày càng ít dần. Trong suốt 3 năm qua, giai đoạn 2019-2021, nguồn cung căn hộ bình dân tại Sài Gòn đang “lao dốc” mạnh với sản lượng bằng không và tăng trưởng âm.
Giai đoạn 2019-2020, nguồn cung nhà bình dân bước vào chu kỳ sụt giảm nghiêm trọng khi suốt 2 năm chỉ đạt khoảng 5.000 căn. Riêng những tháng đầu năm nay, nguồn cung nhà giá rẻ bằng không.
Cuộc khảo sát năm 2019 đã ghi nhận, có khoảng 500.000 hộ gia đình trên địa bàn thành phố vẫn chưa sở hữu nhà riêng. Hầu hết, các hộ gia đình này ở nhờ nhà người thân hoặc thuê nhà, 94% trong số đó có nhu cầu mua nhà với tài chính tầm 1 tỉ đồng.
Nguyên nhân khiến nhà giá rẻ “bốc hơi”.
Theo VamiHomes, có nhiều lý do tác động đến mức tăng giá nhà tại TP HCM. Trong đó, 4 nguyên nhân chính gồm:
Thứ nhất, thị trường bất động sản TP.HCM vẫn còn bị kiểm soát chặt chẽ, quỹ đất có tiềm năng phát triển nhà ở bình dân khá khan hiếm. Khả năng tiếp cận nguồn dự án tiềm năng cũng vì thế mà hạn chế khiến các nhà phát triển khó có thể tính được bài toán căn hộ giá rẻ.
Thứ hai, thủ tục phê duyệt các dự án mới bắt đầu vào cuối năm 2018 bị trì hoãn đã cản trở khả năng khởi động dự án theo kế hoạch. Do đó, các chi phí phụ phát sinh như lãi vay hoặc chi phí hoạt động cuối cùng được tính vào giá bán.
Thứ ba, nguồn cung hạn chế trong bối cảnh nhu cầu vẫn rất lớn khiến các chủ đầu tư định vị giá bán căn hộ cũng cao hơn trước.
Thứ tư, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng do đại dịch dẫn đến chi phí vật liệu xây dựng cao hơn cũng một lần nữa tác động đến giá bán, đẩy giá nhà leo thang.
Những nguyên nhân này khiến doanh nghiệp khó mà thiết lập mức giá rẻ như mong muốn của nhiều khách hàng.
Giải pháp khắc phục.
Theo dự báo, nhiều khả năng tốc độ tăng giá nhà trong thời gian tới sẽ chậm lại. Điểm sáng của thị trường nhà ở bình dân là mỗi khi có hàng đưa ra thị trường đều được tiêu thụ nhanh nhờ có mức giá cạnh tranh.
Để giải bài toán về tình trạng khan hiếm nhà giá rẻ cho người dân tại TP.HCM là nhiều chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Một số giải pháp khả thi có thể đến từ việc đưa ra các chính sách hỗ trợ tốt hơn về thuế cho nhà phát triển trong phân khúc này, đẩy nhanh và ưu tiên việc cấp phép cho các dự án trong phân khúc giá thấp. Bên cạnh đó, việc phát triển hạ tầng giúp cải thiện kết nối giữa các khu vực ngoại ô với khu trung tâm và các khu vực làm việc sẽ là những yếu tố tích cực thúc đẩy phát triển nhà ở bình dân.
Hi vọng trong thời gian tới, thị trường nhà đất ở TP.HCM sẽ có nhiều thay đổi tích cực đáp ứng thêm nhiều nhu cầu an cư, đầu tư cho người dân.