TIN TỨC VAMIHOMES

NĂM 2022: TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN TĂNG ĐẾN 25% – ĐẠT KỶ LỤC GIAI ĐOẠN 2018 – 2022.

Đây là thông tin chính thức từ Ngân hàng Nhà nước, đơn vị này cho biết năm 2022 ghi nhận dư nợ bất động sản tăng khoảng 24,27% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng.

Theo dõi ngay trong bài viết này của Vamihomes để biết bất động sản đã “lập chiến công” như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua nhé!

Tín dụng bất động sản thuộc top ngành tăng trưởng cao năm 2022.

Sáng ngày hôm qua (tức 08.02.2023), diễn ra Hội nghị tín dụng bất động sản giữa Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các doanh nghiệp. Trong Hội nghị này, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Chính sách các ngành kinh tế, cho biết, dư nợ tín dụng bất động sản đến cuối năm 2022 đạt 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24,27% so với cuối năm 2021. Đây là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế cao nhất trong 5 năm qua.

Trong đó, chủ yếu tập trung vào nhu cầu tiêu dùng/tự sử dụng: Kinh doanh bất động sản tăng 11,5% chiếm tỷ trọng 31,28%; dư nợ tín dụng tiêu dùng/tự sử dụng tăng 31,1% chiếm tỷ trọng 68,72%.

Theo phân khúc, dư nợ cho nhu cầu nhà ở chiếm 62,19%, quyền sử dụng đất chiếm 20,66%, khu công nghiệp và khu chế xuất 2,67%, nhà ở nhà hội 0,71%, những phân khúc khác là 13,77%.

Bà Giang khẳng định trong cuộc họp: “Hiện nay, các tổ chức tín dụng vẫn cấp tín dụng cho lĩnh vực bất động sản với mức tăng trưởng cao và đang có dư nợ lớn. Đối với các dự án, phương án vay vốn khả thi thì được tổ chức tín dụng cho vay theo đúng quy định”.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng thông tin, đối với ngành ngân hàng, những diễn biến trên thị trường cũng như những khó khăn của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng, ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, NHNN luôn theo dõi chặt chẽ diễn biến tín dụng bất động sản và điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng với mục tiêu vừa đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết bất động sản là một ngành có đóng góp lớn cho nền kinh tế. Ảnh minh họa.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết bất động sản là một ngành có đóng góp lớn cho nền kinh tế. Ảnh minh họa.

Trên thực tế, dòng vốn vào thị trường bất động sản đến từ nhiều nguồn như vốn tự có của doanh nghiệp, vốn ứng trước của người mua nhà, vốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vốn đầu tư trực tiếp từ nhà đầu tư nước ngoài và vốn tín dụng ngân hàng.

>>>Xem thêm: Hướng “chuyển mình” của thị trường mua bán nhà Thủ Đức.

Tập trung “gỡ rối” thị trường bất động sản thời gian tới.

Để tháo gỡ những “nút thắt” cho các doanh nghiệp bất động sản, các tổ chức, cá nhân tiếp cận tín dụng trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành, lĩnh vực kinh tế trong đó có lĩnh vực bất động sản tăng trưởng, phát triển ổn định, bền vững theo đúng các chủ trương định hướng của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng.

Điều này góp phần giúp thị trường bất động sản phát triển lành mạnh trên cơ sở đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Song song với việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật tín dụng và hoạt động ngân hàng phù hợp với tình hình thực tiễn để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng, trong đó có lĩnh vực bất động sản.

Việt Nam tổ chức hội nghị Tín dụng bất động sản nhằm tìm giải pháp gỡ khó cho thị trường. Ảnh minh họa. 
Việt Nam tổ chức hội nghị Tín dụng bất động sản nhằm tìm giải pháp gỡ khó cho thị trường. Ảnh minh họa. 

Chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế trong đó có lĩnh vực bất động sản, tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án, phương án vay vốn khả thi, đảm bảo tính pháp lý, các dự án có khả năng hoàn thành, sớm đi vào sử dụng, có khả năng tiêu thụ tốt, trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở. Tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng tín dụng, không nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh.

Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc bất động sản cao cấp đang dư thừa nguồn cung; kinh doanh có tính đầu cơ, làm giá, lũng đoạn thị trường; kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của tổ chức tín dụng…,đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

“Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục rà soát và phối hợp với các Bộ, ngành để hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển bền vững đồng thời kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.

Trước đó, trong văn bản kiến nghị, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) nhấn mạnh: 2023 là năm “quyết định sống, còn” đối với các doanh nghiệp bất động sản, do vậy rất cần các giải pháp về thể chế, thủ tục hành chính, vốn và giải pháp về tín dụng. HoREA cho biết, năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp bất động sản phải tái cấu trúc, tái cơ cấu đầu tư, thay đổi phương án kinh doanh, phải dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công dự án, dừng IPO (cổ phiếu) vì gặp khó.

Như vậy, thị trường bất động sản năm 2023 đang được điều hướng phát triển với hàng loạt động thái tích cực đến từ các “ông lớn” có liên quan. Hãy bấm theo dõi Vamihomes để không bỏ lỡ những tin tức bất động sản nổi bật và những siêu phẩm nhà đất hàng đầu sớm được ra mắt trong năm này nhé!

>>> NHÀ ĐẤT THỦ ĐỨC 2023 – XU HƯỚNG CHỌN KHÔNG GIAN SỐNG CỦA GIỚI THƯỢNG LƯU

Biên soạn bởi: Vamihomes

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhân dịp năm mới, Vamihomes xin gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể cán bộ, nhân viên. Chúc mọi người một năm mới AN KHANG - THỊNH VƯỢNG, SỨC KHỎE - HẠNH PHÚC và thành công rực rỡ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.