Thị trường nhà đất Thủ Đức thời gian qua có nhiều tin “nóng”. Hôm nay, VamiHomes sẽ đưa đọc giả tìm hiểu vấn đề về các quy định của pháp luật với đất phi nông nghiệp, cũng như các điều kiện liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phi nông nghiệp được Luật đất đai năm 2013 quy định như thế nào? Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích này trong “cuốn sổ tay” để hiểu thêm về thị trường nhà đất Thủ Đức nhé!
Luật đất đai 2013 đã quy định ra sao đối với đất phi nông nghiệp?
Để có những thông tin chính xác về quy định của pháp luật đối với quỹ đất phi nông nghiệp ở thị trường nhà đất Thủ Đức, VamiHomes đã tổng hợp từ nhiều nguồn tin. Qua tổng hợp tin tức, chúng tôi đã tìm ra những điểm mới về quản lý đất phi nông nghiệp trong bộ Luật đất đai mới nhất vào năm 2013. Vậy trong bộ Luật 2013 có những thay đổi và quy định như thế nào, cùng VamiHomes tìm hiểu nhé!
Khác biệt giữa Luật đất đai 2003 và 2013:Theo Luật đất đai cũ năm 2003, quy định cụ thể 3 trường hợp UBND cấp tỉnh được giao đất hoặc cho thuê đất, nhưng đến Luật đất đai năm 2013 đã bỏ quy định này vì trùng với nội dung Chương giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã được quy định riêng.
Quy định xây dựng chung cư.
Trong bộ Luật đất đai năm 2013 đã đưa ra khái niệm rộng hơn về đất xây dựng khu chung cư ở thị trường nhà đất Thủ Đức bao gồm đất để xây dựng nhà chung cư, xây dựng các công trình phục vụ trực tiếp cho đời sống của những hộ gia đình trong nhà chung cư và các công trình phục vụ cộng đồng theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy định như vậy để tránh bỏ xót những công trình cộng đồng mà trước đây chưa có chế định quản lý.
Quy định về xây dựng dự án hạ tầng.
Bên cạnh đó, Luật đất đai năm 2013 bổ sung vào khoản 3 Điều 146 quy định: “Khi thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn, Nhà nước chủ động thu hồi đất, bao gồm đất để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và đất vùng phụ cận theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Để đảm bảo việc chỉnh trang đô thị được thực hiện đồng bộ, bảo đảm quyền lợi của những người có đất bị thu hồi tại khu vực nhà đất Thủ Đức cũng như những địa phương khác.
Quy định về giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.
Trong Điều 87 Luật đất đai cũ năm 2003 về xác định đất ở đối với trường hợp có vườn, ao lên chương Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thì Điều 147 Luật đất đai năm 2013 đã phân biệt rõ đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất xây dựng công trình sự nghiệp chứ không gộp như quy định cũ nữa và cũng sửa đổi, bổ sung câu chữ tại khoản 4 và khoản 5 để các quy định này rõ hơn.
Quy định về về mục đích quốc phòng, an ninh.
Về đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh tại thị trường ở đất Thủ Đức đã được quy định ở Điều 148 Luật đất đai năm 2013: – Bỏ khoản 1 Điều 89 Luật đất đai cũ năm 2003 và chuyển lên Chương giao thuê để xác định rõ các trường hợp sử dụng đất vào mục đích quốc phòng an ninh.
– Bổ sung cụm từ “rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; đất quốc phòng, an ninh kết hợp làm kinh tế; đất do các đơn vị quốc phòng, công an làm kinh tế tại các địa phương” vào đoạn 2 khoản 2 để tăng trách nhiệm cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc sử dụng các loại đất này. – Thêm cụm từ “vào mục đích quốc phòng, an ninh” để đảm bảo sự chặt chẽ.
Ngoài ra, các quy định trong Luật đất đai năm 2013 đã mở rộng một số khái niệm về các loại đất phi nông nghiệp hơn so với luật cũ, mở rộng đối tượng để dễ quản lý hơn cho từng khu vực cụ thể. Những ai quan tâm đến đất phi nông nghiệp ở thị trường nhà đất Thủ Đức đừng bỏ qua thông tin hữu ích này nhé!
Quy định chuyển nhượng đất phi nông nghiệp.
Hiểu rõ về các quy định của đất phi nông nghiệp, tiếp theo VamiHomes sẽ cùng bạn khám phá quá trình chuyển nhượng đối với quỹ đất này ở thị trường nhà đất Thủ Đức. Cụ thể:
Điều kiện chuyển nhượng đất phi nông nghiệp.
Điều kiện thiết yếu để có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất phi nông nghiệp ở khu vực nhà đất Thủ Đức cụ thể như sau:
– Người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất dự định chuyển nhường trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 186 và Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai năm 2013.
– Miếng đất dự định chuyển nhượng không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
– Mảnh đất dự định chuyển nhượng phải nằm trong thời hạn sử dụng đất.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (khu vực nhà đất Thủ Đức) phải thực hiện việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hiệu lực bắt đầu từ khi làm thủ tục đăng ký vào sổ địa chính.
Hồ sơ chuyển nhượng đất phi nông nghiệp.
Hồ sơ chuẩn bị cho việc chuyển nhượng đất phi nông nghiệp khu vực nhà đất Thủ Đức dành cho cả 2 bên thực hiện việc giao dịch. Theo đó, 2 bên cùng nhau chuẩn bị 1 bộ hồ sơ có đầy đủ các loại giấy tờ đã được công chứng, chứng thực như sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (2 bản có chứng thực);
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng (giấy xác nhận tình trạng hôn nhân);
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;
– Tờ khai lệ phí trước bạ;
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
– Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
– Tơ khai đăng ký thuế;
– Sơ đồ vị trí nhà đất.
Hồ sơ này được người sử dụng đất nộp tại Văn phòng Tài nguyên và Môi trường.
Chi phí cho việc sử dụng đất phải chi trả.
Vấn đề chi phí cho việc chuyển đất sử dụng ở thị trường nhà đất Thủ Đức là mối quan tâm hàng đầu của người dân. Cách tính chi phí sử dụng đất khá phức tạp và hầu hết người dân không thể tự mình tính chính xác được số tiền phải nộp.
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, tiền sử dụng đất khi chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở khu vực nhà đất Thủ Đức được tổng hợp qua 4 trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp 1.
Đang sử dụng đất phi nông nghiệp tại thị trường nhà đất Thủ Đức đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01/7/2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, khi chuyển mục đích sang đất ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất.
Trường hợp 2.
Đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014, khi được chuyển mục đích sang đất ở thì nộp tiền như sau:
Tiền sử dụng đất phải nộp = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trường hợp 3.
Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, khi được chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp 4.
Đang sử dụng đất phi nông nghiệp khu vực nhà đất Thủ Đức không phải là đất ở dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì thu tiền sử dụng đất bằng 100% tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Qua bài viết này, VamiHomes đã tổng hợp nhiều thông tin về quy định của pháp luật về quy định chuyển đổi đất phi nông nghiệp ở thị trường nhà đất Thủ Đức. Bên cạnh đó là các khoản chi phí phải trả cho những trường hợp cụ thể. Hãy “bỏ túi” ngay những thông tin hữu ích này để có cái nhìn tổng quát nhất về thị trường bất động sản khu vực Thủ Đức này nhé!
>>> Xem thêm: CẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRONG LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)
>>> Xem thêm: LUẬT ĐẤT ĐAI SỬA ĐỔI ĐÃ CÓ NHIỀU ĐIỂM MỚI ĐỘT PHÁ VÀ TIẾN BỘ