TIN TỨC VAMIHOMES

2023: BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM “TẮC NGHẼN” VẪN THU HÚT NGUỒN VỐN FDI GẦN 400 TRIỆU USD

Trong 2 tháng đầu năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký rót gần 396,9 triệu USD (khoảng 9.500 tỷ đồng) vào ngành kinh doanh bất động sản, chiếm hơn 12,8% tổng vốn đăng ký. Điều này cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào ngành bất động sản Việt Nam. Cùng VamiHomes theo dõi ngay bải viết dưới đây nhé!

Trong 2 tháng đầu năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký rót gần 396,9 triệu USD (khoảng 9.500 tỷ đồng) vào ngành kinh doanh bất động sản, chiếm hơn 12,8% tổng vốn đăng ký. Điều này cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào ngành bất động sản Việt Nam. 

Cùng VamiHomes theo dõi ngay bải viết dưới đây nhé!

Những con số FDI đổ vào thị trường bất động sản năm 2023

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/2/2023 tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 3,1 tỷ USD.

Trong số các ngành, lĩnh vực thu hút vốn FDI, công nghiệp chế biến chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 2,17 tỷ USD, chiếm 70,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 396,9 triệu USD, chiếm hơn 12,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn, bán lẻ; vận tải kho bãi với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 202,1 triệu USD và gần 141,9 triệu USD.

Về cơ cấu dòng vốn ngoại trong 2 tháng đầu năm, Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết, vốn đầu tư mới và góp vốn mua cổ phần vẫn tăng so với cùng kỳ.

Cụ thể, có 261 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 42,6% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt hơn 1,76 tỷ USD, tăng gần 2,8 lần so với cùng kỳ.

Nhà phố 5 tấm Lộc Vừng nằm ngay vị trí trung tâm của TP. Thủ Đức. Ảnh minh họa.
Nhà phố 5 tấm Lộc Vừng nằm ngay vị trí trung tâm của TP. Thủ Đức. Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, có 133 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 6,3% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 535,4 triệu USD, giảm 85,1% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, có 440 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tăng 10% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp đạt gần 797,9 triệu USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ.

Đã có 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 978,4 triệu USD, chiếm gần 31,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nếu xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, chiếm gần 17,2%; Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn và góp vốn mua cổ phần.

Tính tới ngày 20/02/2023, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 2,55 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2022, tăng 11,4 điểm phần trăm so với tháng 1 năm 2023.

Định hướng thu hút nguồn vốn FDI bất động sản

Trong bối cảnh khó khăn của thị trường bất động sản, các chuyên gia cho rằng FDI là nguồn vốn đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp bất động sản trong nước, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của thị trường trong dài hạn.

Theo ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam, việc tìm kiếm nguồn vốn cho ngành bất động sản từ dòng FDI là hoàn toàn khả thi bởi sự quan tâm của các nhà đầu tư đến với thị trường Việt Nam hiện nay là rất lớn. Sự quan tâm này ở nhiều lĩnh vực như: sản xuất, bán lẻ, logistics, văn phòng và nhà ở.

“Điều này cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư bất chấp bối cảnh kinh tế thế giới với nhiều biến động. Họ coi đây là một nơi hấp dẫn để kinh doanh với dân số trong độ tuổi lao động lớn và nhiều chính sách hấp dẫn. Việt Nam là thị trường có mức tăng trưởng tích cực, phù hợp để kinh doanh, tiếp tục đầu tư trong thời gian dài với rủi ro thấp và tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức an toàn”, ông Troy Griffiths nhận định.

>>> Xem thêm: Đẩy mạnh giá thuê đất công nghiệp phía Nam.

Ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam

Trong đó, phân khúc bất động sản công nghiệp sẽ hưởng lợi đầu tiên từ dòng vốn FDI, nhờ vào việc Chính phủ tăng mạnh đầu tư hạ tầng, thúc đẩy phát triển lĩnh vực sản xuất công nghiệp…

Để giữ đà tăng vốn FDI vào bất động sản, nhiều chuyên gia đề xuất Chính phủ cần tháo gỡ các rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài, ví dụ như cải thiện khuôn khổ pháp lý và thủ tục hành chính; đảm bảo quyền tiếp cận thông tin và chính sách đầu tư một cách bình đẳng, minh bạch. Ngoài ra, việc Chính phủ thúc đẩy thực hiện các cam kết phát triển bền vững sẽ giúp thu hút thêm nguồn vốn đầu tư chất lượng cao.

>>> Truy cập ngay tại đây để xem thêm các tin tức mới nhất về thị trường bất động sản nhé!

Biên soạn bởi: Vamihomes

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhân dịp năm mới, Vamihomes xin gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể cán bộ, nhân viên. Chúc mọi người một năm mới AN KHANG - THỊNH VƯỢNG, SỨC KHỎE - HẠNH PHÚC và thành công rực rỡ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.