TIN TỨC VAMIHOMES

“Lướt cọc” bất chấp ảnh hưởng đại dịch Covid – 19.

Thời điểm cuối năm, bất động sản đang trên đà hồi phục sau ảnh hưởng của đại dich Covid – 19. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn tranh nhau “lướt cọc” đầu tư trên mọi phân khúc bất động sản. Tại các khu vực bất động sản tiềm năng, các nhà đầu tư đổ về lướt cọc với số tiền cọc dao động từ 30-50 triệu; từ 100-150 triệu đồng với các nền đất trên 1 tỉ đồng.

Thời điểm cuối năm, bất động sản đang trên đà hồi phục sau ảnh hưởng của đại dich Covid – 19. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn tranh nhau “lướt cọc” đầu tư trên mọi phân khúc bất động sản. Tại các khu vực bất động sản tiềm năng, các nhà đầu tư đổ về lướt cọc với số tiền cọc dao động từ 30-50 triệu; từ 100-150 triệu đồng với các nền đất trên 1 tỉ đồng.

Lướt cọc sôi động ở TP.HCM.

Theo VamiHomes tìm hiểu thì những tình huống “lướt cọc” bất động sản dịp cuối năm diễn ra khá sôi động. Thời gian lướt cọc dự án kéo dài từ 20 – 30 ngày. Thậm chí, có nơi môi giới thương lượng được chủ dễ có thể kéo dài thời gian công chứng khoảng 45 ngày. Trong thời gian này môi giới sẽ tìm khách để “thế chân” cho vị đầu tư trước đó.

Nhiều người có thể bán lại sang tay chỉ trong vòng 2-3 ngày đặt cọc. Mới đây, tại khu vực Củ Chi – Tp.HCM. Các lô đất nền thổ cư mua đi bán lại nhanh chóng. Các lô đất có giá dao động từ 350-600 triệu đồng/nền “qua tay” nhiều chủ sở hữu trong khoảng thời gian ngắn. Đa số đều là những nhà đầu tư “lướt sóng”. Chẳng hạn như nếu cọc 50 triệu đồng, nhà đầu tư có được 30 ngày để đi công chứng. Còn nếu cọc 30 triệu thì thời gian công chứng rút ngắn lại là 15 ngày.

Một chuyên gia môi  giới nhà đất ở Thủ Đức chia sẻ “Một khách xuống cọc xong là gửi mình bán lại luôn, mới cọc 2 ngày thôi mà giờ đã có khách khác vào cọc. Mức chênh là 30 triệu đồng/lô”. Theo đó, nếu lướt cọc thì mức lời dao động từ 20-40 triệu đồng/nền, còn khách để lâu thì mức lời tốt hơn.

Xem ngay: Mua nhà phố cạnh Lộc Vừng – QL13, Thủ Đức

Nguyên nhân xuất hiện tình trạng “lướt sóng”.

Thị trường bất động sản TP.HCM gần đây chứng khá nhiều nhà đầu tư vào “lướt sóng”. Nếu lướt không được thì họ xuống tiền và đợi thêm vài tháng. Vì khi lướt cọc, số tiền bỏ ra cho một nền không quá lớn nên không quá áp lực với nhà đầu tư.

Đặc biệt, bất động sản trước giờ được biết là một kênh đầu tư sinh lời bền vững. Vì vậy nhà đầu tư không ngại trải qua nhiều lần lướt cọc, thậm chí “lập địa bàn” tại khu vực tiềm năng để lướt sóng. Vào tháng 4/2021, các nền đất diện tích 100-200m2 có giá từ 300-400 triệu đồng/nền thì đến hiện tại cũng đã rao động từ 420-600 triệu đồng/nền. Tuy giá đã lên, lượng người vào mua vẫn nhiều, trong số đó, có nhiều nhà đầu tư vẫn lướt cọc kiếm chênh được.

Đầu tư lướt sóng với kì vọng khả năng sinh lời nhanh. Ảnh minh họa.

Một số khư vực vùng quen TP.HCM, một số nhà đầu tư vẫn lướt cọc trong vòng 20-30 ngày đã kiếm chênh từ 30-50 triệu đồng, hoặc lướt trong vòng 3-4 tháng, theo cơn sốt của thị trường BĐS.

Đa số các nhà đầu tư tham gia lướt cọc là căn lúc thị trường chớm “nóng” tại khu vực đó. Với số vốn ban đầu không nhiều, hoạt động lướt cọc hoặc lướt sóng trong vòng vài tháng diễn ra ở một nhóm nhà đầu tư – thường đã có kinh nghiệm lướt sóng trên thị trường trước đó.

Nhóm nhà đầu tư này cũng chính là đối tượng tạo ra cơn nóng sốt ảo để lướt được sóng, và khi nhìn thấy thị trường hết cơ hội là cùng nhau rút. Những nhà đầu tư vào sau chính là những người “ôm đất” và hết cơn sóng nên khó bán ra.

>>> Xem thêm: Thị trường nhà đất Thủ Đức – Sự cạnh tranh khốc liệt với khu Nam TP.HCM.

Dễ cuốn vào “sốt” đất ảo.

Theo các chuyên gia, ngoài những tiềm năng sinh lời cao thì “lướt sóng” bất động sản cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, để không bị cuốn vào các cơn sốt đất ảo, nhà đầu tư cần bình tâm tìm hiểu kỹ và thật sự tỉnh táo trước các chiêu trò của “cò” đất. Sốt đất ảo là cụm từ chỉ sự gia tăng giá đất trên diện rộng với mức tăng đột biến trong thời gian ngắn, nhưng nhu cầu sử dụng đất lại không có thật. Người mua đất chỉ mua để đầu cơ, chờ lên giá là sang tay, chuyển nhượng.

Cơn sốt đất ảo dễ xuất hiện khi “lướt sóng”. Ảnh minh họa.

Chiêu trò tạo ra cơn sốt đất ảo thường do những “cò” bất động sản dùng chuẩn bị, đánh vào tâm lý những nhà đầu tư có mong muốn đạt tỷ suất lợi nhuận cao và chốt lời nhanh chóng.

VamiHomes được biết, những cơn sốt đất ảo hay diễn ra nhanh chóng và luôn vận hành theo kịch bản là giá liên tục được thổi lên và vòng tròn mua bán gia tăng theo từng lớp. Đến khi “đầu nậu” rời đi, thì người mua cuối cùng sẽ chịu lỗ.

Câu chuyện sốt đất không còn xa lạ với thị trường bất động sản, đặc biệt những khu vực có thông tin quy hoạch dự án thì đầu cơ “thổi” giá sẽ tăng nhanh.  Vì vậy, nếu có nhu cầu đầu tư hay mua nhà đất, phải tìm hiểu kỹ thông tin và tham khảo ý kiến từ nhiều chuyên gia để tránh những rủi ro tối đa nhé!

Truy cập VamiHomes để xem tin tức bất động sản mới nhất cập nhật hằng ngày!

>>> Xem thêm: TỪ NGÀY 1/6/2023 TP HỒ CHÍ MINH TĂNG MỨC PHÍ HỒ SƠ BẤT ĐỘNG SẢN

Biên soạn bởi: Vamihomes

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhân dịp năm mới, Vamihomes xin gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể cán bộ, nhân viên. Chúc mọi người một năm mới AN KHANG - THỊNH VƯỢNG, SỨC KHỎE - HẠNH PHÚC và thành công rực rỡ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.