Theo hướng từ Bắc vào Nam, tuyến Quốc lộ 13 bắt đầu tại tượng đài tưởng nhớ liệt sĩ ở TP Hồ Chí Minh và kết thúc tại cửa khẩu Hoa Lư, gần biên giới Việt Nam – Campuchia. Việc mở rộng tuyến đường này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, mà còn đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế cùng thị trường bất động sản tại các vùng này.
Tổng quan về tuyến Quốc lộ 13.
Tổng quan về quốc lộ 13 sẽ được VamiHomes giới thiệu chi tiết về quy hoạch tuyến Quốc Lộ 13, độ dài…
Tên: Quốc lộ 13 (QL 13)
Tổng chiều dài : 140.5 km
Mặt đường rộng: 20 – 30m
Thiết kế quy hoạch (2021 – 2025): rộng 63m (8 làn đường)
Điểm đầu: cầu Bình Triệu – TP Hồ Chí Minh
Điểm cuối: tỉnh Bình Phước
Mặt đường rộng từ 5 m đến 7 m; Đến năm 2002, bề rộng mặt đường đoạn từ ngã tư Bình Phước đến Bến Cát đã được mở rộng từ 4 – 6 làn xe; chiều rộng từ 16 – 24 m.
Trải bê tông nhựa 99,6 km, đá nhựa 14 km và đường đất 28,57 km;
Trên đường có 9 cầu, tải trọng đến 25 tấn.
Quốc lộ 13 giao nhau với quốc lộ 14 tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Quốc lộ 13 khi vào vùng đô thị của tỉnh Bình Dương còn có tên gọi khác là Đại lộ Bình Dương.
Chiều dài một số đoạn
Đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh: dài 10 km
Đoạn qua tỉnh Bình Dương: dài 68,5 km
Đoạn qua tỉnh Bình Phước: dài 62 km
Quốc lộ 13 – Tầm quan trọng đối với kinh tế xã hội TPHCM – Bình Dương – Bình Phước
Quốc lộ 13 có tầm quan trọng khi là tuyến đường huyết mạch nối Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế, văn hóa của nước ta với các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nước khu vực Đông Nam Á. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương, không chỉ vậy còn đem đến sự thành công cho các Khu công nghiệp như VSIP, Mỹ Phước 1, 2, 3, Bàu Bàng,… thu hút vốn đầu tư với hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, vì có chiều dài lớn nhất ở địa phận Bình Dương với 68,5 km, tuyến Quốc lộ 13 còn như “đòn bẩy” giúp nâng cao vị thế của khu vực này. Từ một tỉnh nghèo vươn lên vị trí dẫn đầu cả nước về các phương diện phát triển công nghiệp, đô thị, thu hút đầu tư. Tuyến đường này còn được coi là trục giao thông “xương sống” của tỉnh Bình Dương, nhất là ở Thành phố Thuận An khi đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, cũng như nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.
Từ quốc lộ 13 có thể dễ dàng kết nối những đầu mối trọng điểm như: Bến xe Miền Đông; bến xe Bình Dương; kết nối Biên Hòa…Quốc lộ 13 còn thừa hưởng hàng loạt những tiện ích, từ địa điểm vui chơi: Becamex, Siêu thị Big C, Aeon Mall, Điện máy Xanh,… Đến chuỗi các ngân hàng, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng,…
Đồng thời, tuyến Quốc lộ 13 là động lực lớn thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt là thị trường địa ốc ở khu vực Thành phố mới Thủ Đức (TP.HCM). Do sự phát triển và tiềm năng to lớn của khu vực trọng điểm phía Nam nên lượng dân nhập cư ngày càng trở nên đông đúc, đây lại còn là tuyến đường quan trọng kết nối với các cung đường khác nên thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe, tai nạn, một số đoạn còn xảy ra hiện tượng ngập úng khi mưa bão lớn. Chính vì vậy, việc nâng cấp, tu sửa tuyến Quốc lộ 13 cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Quy hoạch mở rộng quốc lộ 13 giai đoạn (2021 – 2025)
Theo thông tin mà VamiHomes tổng hợp, mới đây TP.HCM đưa ra thông tin sẽ mở rộng Quốc lộ 13 từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu dài khoảng 5,5 km, dự kiến thực hiện trước năm 2025.
Dự án với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng. Trước đó, cuối tháng 1-2021, Bình Dương cũng đã điều chỉnh cục bộ kế hoạch đầu tư công, tăng vốn đầu tư để giải phóng QL13 đoạn từ nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong.
Sở GTVT TP.HCM cho biết dự án nâng cấp, mở rộng QL13 từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu đang được lập kế hoạch đầu tư và sẽ triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Đây được xem là dự án trọng điểm ở cửa ngõ TP.HCM đến các tỉnh Đông Nam Bộ, nhiều lần được nghiên cứu để giải quyết tình trạng giao thông ùn tắc.
Vì sở hữu tuyến đường Quốc lộ 13 dài nhất trong 3 tỉnh thành, và là tuyến huyết mạch giao thoa nhiều tuyến khác nên Bình Dương cũng cần được mở rộng nhanh chóng. Theo Quyết định số 4291/QĐ-UBND v/v phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng tỉnh Bình Dương đến năm 2025 và tầm nhìn sau năm 2025, có đến 17 công trình đi qua QL13 bao gồm các tuyến đường sắt đô thị số 2, 3, 5, 8; công trình trung chuyển, bến kỹ thuật được bố trí tại khu vực Lotte Mart và hơn 10 tuyến xe bus đô thị kết hợp xe bus nhanh (BRT),…
Trước đó, tại Quyết định 1071/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Thuận An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bình Dương đã quyết định mở rộng QL13 (đoạn từ trung tâm Lái Thiêu tới đường Nguyễn Văn Tiết) thành đại lộ tài chính – thương mại – dịch vụ lớn nhất tỉnh. Từ trục đại lộ này sẽ phát triển 5 trung tâm thương mại cấp đô thị phụ trợ.
Dọc tuyến Quốc lộ 13 – Thành phố Thủ Đức, thị trường bất động sản phát triển khá sôi động, với hàng loạt dự án đình đám như Dãy nhà phố Lộc Vừng cao cấp (Cạnh Vạn Phúc city), nhà phố cạnh Cân Nhơn Hòa,….của chủ đầu tư VamiHomes. Chắc chắn, khi tuyến Quốc lộ 13 mở rộng, tu sửa sẽ là cú hích thúc đẩy nền kinh tế nói chung và thị trường địa ốc ngày càng tăng giá hơn nữa!