Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM khẳng định, hiện nay vướng mắc lớn nhất của bất động sản là pháp lý. Ngoài nguyên nhân là vướng mắc từ luật và các văn bản dưới luật, thì còn vướng do việc thực thi pháp luật của các địa phương. Cùng Vamihomes theo dõi bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn nhé!
“Cần mở room tín dụng cho chủ đầu tư và người mua lần đầu; vướng mắc pháp lý của bất động sản có nguyên nhân từ việc thực thi pháp luật”. Đây là một số nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “Vực dậy bất động sản thúc đẩy phục hồi kinh tế” do Báo Thanh Niên tổ chức sáng nay (27/4).
TS.Trần Du Lịch – Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia nhận định: Thị trường bất động sản của Việt Nam đang méo mó, kích thích đầu cơ, hướng tới thị trường tiền tệ thay vì thị trường thật nên luôn dẫn tới mất cân đối cung – cầu. Trên thực tế, việc “đóng băng” của thị trường chỉ nằm ở phân khúc giá cao hoặc phân khúc đầu cơ mà không đủ pháp lý. Ngược lại, sản phẩm phục vụ nhu cầu thực lại không có.
>>> Xem thêm: TP. HỒ CHÍ MINH ƯU TIÊN TẬP TRUNG GỠ VƯỚNG 3 DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN “TẮC” PHÁP LÝ
Theo TS.Trần Du Lịch, các chủ đầu tư bất động sản đang sử dụng công cụ tài chính thái quá, không kiểm soát được rủi ro, gây hệ quả. Đó cũng là lý do từ quý 4/2022, khi các dòng vốn gặp khó thì nhà đầu tư không có tiền phát triển, dự án “đứng bánh”.
Về vấn đề vốn, TS.Huỳnh Thanh Điền – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho rằng, cần mở room tín dụng cho các chủ đầu tư dự án và nhà đầu tư sơ cấp (mua bán lần đầu). Lĩnh vực bất động sản đóng góp 12% GDP thì có thể mở room tín dụng thấp hơn con số này. Ngoài ra, cần xem xét đánh thuế đầu cơ bất động sản. Đồng thời, tập trung gỡ vướng pháp lý cho lĩnh vực này.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, điểm bất thường khi 70% tăng trưởng tín dụng bất động sản là tín dụng tiêu dùng chứ không phải tín dụng cho doanh nghiệp đầu tư. Số này chỉ chiếm 30% tín dụng bất động sản. Như vậy, tăng trưởng tín dụng bất động sản đang rơi vào cá nhân, hộ gia đình là chủ yếu, mà chúng ta gọi là đầu cơ.
Ông Châu khẳng định, hiện nay vướng mắc lớn nhất của bất động sản là pháp lý. Ngoài nguyên nhân là vướng mắc từ luật và các văn bản dưới luật, thì còn vướng do việc thực thi pháp luật của các địa phương.
Ông Châu dẫn chứng, năm 2020 Chính phủ ban hành Nghị định 148 giao thẩm quyền cho Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết vấn đề đất công xen cài dự án. Sau khi ban hành, Chính phủ phân cấp về cho địa phương quy định chi tiết để xử lý.
“Nhưng hiện nay gần 50% tỉnh, thành chưa ban hành quy định chi tiết. Trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương chỉ có Hà Nội là đã ban hành, còn 4 thành phố còn lại thì chưa. Như vậy thì ách tắc là do thực thi pháp luật” – ông Châu nêu rõ.
Trên đây là những thông tin về một phần hội thảo “Vực dậy bất động sản thúc đẩy phục hồi kinh tế” do Báo Thanh Niên tổ chức sáng nay (27/4). Vamihomes mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích liên quan đến bất động sản.
Đừng quên truy cập vào Vamihomes.vn để xem các dự án nhà đất Thủ Đức nhé!
>>> Xem thêm: GỠ NÚT THẮT PHÁP LÝ ĐỂ KHAI THÔNG DÒNG VỐN CHO THỊ TRƯỜNG NHÀ ĐẤT THỦ ĐỨC 2023