TIN TỨC VAMIHOMES

PHÂN BIỆT SỔ HỒNG, SỔ ĐỎ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT

Trong lĩnh vực bất động sản, hai thuật ngữ phổ biến mà ai cũng đã từng nghe qua là "Sổ Hồng" và "Sổ Đỏ". Đây là những sổ quan trọng liên quan đến quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất đai. 

Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm riêng biệt, phải tuân theo quy định của pháp luật để đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi của chủ sở hữu. Cùng Vamihomes theo dõi bài viết bên dưới ngay nhé!

1. Khái niệm sổ đỏ, sổ hồng

Trong quy định của pháp luật hiện nay không có khái niệm hay định nghĩa thế nào là sổ đỏ, sổ hồng mà đây chỉ là cách gọi của người dân về hai loại giấy chứng nhận liên quan đến đất đai và tài sản gắn liền với đất.

Căn cứ vào khoản 16 Điều 3 của Luật đất đai năm 2013 có giải thích Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy theo tên gọi của hai loại sổ này thực chất là hai loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng/sở hữu của chủ thể khác nhau. Nhưng do đặc trưng bên ngoài mà người dân dễ dàng gọi với tên quen thuộc “Sổ đỏ” để chỉ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì có phần trang  đầu có màu đỏ và tương tự với “Sổ hồng” để chỉ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở vì có phần trang đầu có màu hồng. 

Trong lĩnh vực bất động sản, hai thuật ngữ phổ biến mà ai cũng đã từng nghe qua là "Sổ Hồng" và "Sổ Đỏ". Đây là những sổ quan trọng liên quan đến quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất đai. 
Phân biệt sổ hồng, sổ đỏ theo quy định của luật

Sổ đỏ và sổ hồng chỉ là thuật ngữ mà người dân sử dụng để chỉ chung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vì dựa vào màu sắc của trang đầu của các loại giấy chứng nhận này.

Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 97 của Luật Đất đai năm 2013 sẽ được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của luật đất đai. 

Còn đối với số hồng sẽ cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp theo quy định thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.

>>> Xem thêm: Sổ hồng và sổ đỏ có thực sự có giá trị ngang nhau?

Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở sẽ căn cứ theo Điều 100 Luật đất đai năm 2013 gồm các trường hợp sau:

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;

+  Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;

+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

+ Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.

Sổ hồng được dùng để ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở khu vực đô thị.
Sổ hồng được dùng để ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở khu vực đô thị.

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ trên này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện theo quy định.

>>> Xem thêm: 2 thao tác đơn giản tính nhanh diện tích đất sổ đỏ của nhà đất Thủ Đức

– Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

+ Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

+ Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức theo quy định.

Pháp lí minh bạch với sổ hồng riêng từng lô đến từ chủ đầu tư VamiHomes.
Pháp lí minh bạch với sổ hồng riêng từng lô đến từ chủ đầu tư VamiHomes.

2. Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng theo quy định của luật?

– Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp sự khác biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng theo quy định của pháp luật.

STTTiêu chíSổ đỏSổ hồng
1.Khái niệmSổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất đất nông nghiệp để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.Sổ hồng hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu tại nội thành, nội thị xã, thị trấn theo quy định.
2. Nội dungSổ đỏ thể hiện tên người sử dụng đất; thửa đất được quyền sử dụng (tên thửa đất, địa chỉ, diện tích, hình thức, mục đích, thời hạn và nguồn gốc sử dụng); và tài sản gắn liền với đất.Sổ hồng thể hiện đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng…) và quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng…).
3.Cơ quan ban hànhBộ Tài nguyên và Môi trường ban hành trước ngày 10/12/2009 với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtBộ Xây dựng ban hành trước ngày 10/8/2005, đổi thành Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng và được cấp từ ngày 10/8/2005 đến trước ngày 10/12/2009
4. Đặc điểmSổ đỏ là sổ có bìa ngoài màu đỏ tươi, trang đầu tiên có dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.Sổ hồng là sổ có màu hồng nhạt, bên ngoài trang đầu tiên ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
5. Đối tượng cấpNgười sử dụng đấtNgười sử hữu nhà ở, sở hữu căn hộ
Sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị pháp lý thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền bao gồm quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

Sổ Hồng và Sổ Đỏ là hai cuốn sổ quan trọng, chứng minh quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai cũng như tài sản xây dựng. Việc tuân theo quy định của pháp luật về hai loại sổ này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính pháp lý và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan trong giao dịch bất động sản. 

Vamihomes mong rằng sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về từng loại sổ này.

Truy cập ngay để xem các dự án nhà đất Thủ Đức.

>>> Xem thêm: CÓ THỂ CHUYỂN ĐỔI QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT ĐAI KHI SỔ ĐỎ BỊ RÁCH?

Biên soạn bởi: Vamihomes

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhân dịp năm mới, Vamihomes xin gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể cán bộ, nhân viên. Chúc mọi người một năm mới AN KHANG - THỊNH VƯỢNG, SỨC KHỎE - HẠNH PHÚC và thành công rực rỡ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.