TIN TỨC VAMIHOMES

Thiếu nguồn cung khiến thị trường bất động sản nhà ở “tụt đáy”?

Nhiều mối quan ngại cho thị trường bất động sản sẽ “lao dốc” khi thiếu nguồn cung mới do nhiều dự án bị vướng mắc, khó ra hàng mới làm giá nhà tăng cao. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia địa ốc lại bác bỏ và cho rằng còn quá sớm để kết luận rằng tình hình BĐS sẽ tiếp tục xấu đi, hay sẽ có khởi sắc sau năm 2022. Vậy thực hư câu chuyện ra sao, hãy cùng Vamihomes tìm hiểu nhé!

Nhiều mối quan ngại cho thị trường bất động sản sẽ “lao dốc” khi thiếu nguồn cung mới do nhiều dự án bị vướng mắc, khó ra hàng mới làm giá nhà tăng cao. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia địa ốc lại bác bỏ và cho rằng còn quá sớm để kết luận rằng tình hình BĐS sẽ tiếp tục xấu đi, hay sẽ có khởi sắc sau năm 2022. Vậy thực hư câu chuyện ra sao, hãy cùng Vamihomes tìm hiểu nhé!

“Báo động đỏ” về nguồn cung mới.

Có thể nói, năm 2022 là một năm đầy thăng trầm của thị trường bất động sản. Vì sau đại dịch Covid – 19, nền kinh tế đang dần hồi phục nhưng giá bất động sản đều tăng “nóng”, nhất là phân khúc đất ở, nhà ở, bỏ xa mức thu nhập của phần lớn người dân.

Theo nghiên cứu của CBRE Việt Nam chỉ ra, hiện giá nhà không chỉ tăng cục bộ ở một vài dự án, mà nhiều khu vực đã hình thành mặt bằng giá mới so với mức giá cách đây 2 năm. Nổi bật hơn, các dự án nhà ở thương mại giá dưới 25 triệu đồng/m2 gần như “mất tích” khỏi thị trường.

Bên cạnh đó, theo khảo sát của Vamihomes – Nhà phố Thủ Đức, hiện nay giá nhà ở Việt Nam gấp khoảng 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội, trong khi nguồn cung thì thiếu ở mức đáng “báo động đỏ”.

Lấy một ví dụ cụ thể, với một lao động ở độ tuổi 30 trở xuống có mức thu nhập trung bình khoảng 15 triệu đồng/tháng, trừ khoản sinh hoạt phí ở những đô thị lớn như Hà Nội hay TP HCM thì dư lại khoảng 6 triệu đồng. Và họ phải cần ít nhất 20 năm mới tích cóp được 1,5 tỷ đồng. Còn với mức thu nhập 20 – 30 triệu đồng/tháng, muốn mua được một căn hộ 1,5 tỷ đồng cũng phải tích cóp trong 10-15 năm, với điều kiện họ không phải chi trả cho các khoản phí về ốm đau, bệnh tật,…

Trong khi lạm phát diện rộng khiến vật giá leo thang, khả năng mua nhà của những người có thu nhập trung bình càng khó tiếp cận hơn với các dự án BĐS  thì nguồn cung lại càng khan hiếm. Cụ thể, ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, hiện tại thị trường đang thiếu hụt nguồn cung do nhiều dự án bị vướng mắc, khó ra hàng mới . Do đó, nguồn hàng trên thị trường đang chủ yếu được chào đi bán lại.

Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng mua nhà, việc tăng giá nhà đất còn dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho thị trường bất động sản như: “bong bóng” bất động sản, nhiều nhà đầu tư “bắt đáy”, đầu cơ, đầu nậu,… thâu tóm thị trường  địa ốc.

Nguồn cung nhà ở khan hiếm làm người thu nhập tầm trung khó tiếp cận BĐS giá tốt

Quá sớm để kết luận là thị trường lao dốc?

Theo chuyên gia bất động sản đầu ngành nhận định, lạm phát đã tác đông lên thị trường BĐS bị hàng khiến dòng tiền có dấu hiệu chậm lại; thanh khoản giảm rõ rệt; đặc biệt, việc dòng tín dụng bị siết và nguồn cung mới hạn chế đã khiến giá nhà bị đẩy lên quá cao.

Đặc biệt, đối với phân khúc nhà ở là kênh thu hút dòng vốn đầu tư nhiều nhất. Bên cạnh đó, phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp không được chú trọng, dẫn đến thiếu nguồn cung cho phân khúc mà nhu cầu để ở thực rất cao.

Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, việc giảm giá BĐS hiện nay là khó. Thế nhưng nếu các dự án đang trong quá trình làm thủ tục phê duyệt đầu tư được thúc đẩy tiến độ tháo gỡ khó khăn, để ra nguồn hàng lớn thì thị trường có thể dần lấy lại sự cân bằng giữa cung – cầu, nhờ đó mà giá BĐS mới giảm dần.

Đại diện Bộ phận tư vấn và đầu tư Savills Hà Nội dự báo, từ những dữ liệu thực tế cho thấy tình trạng trầm lắng sẽ vẫn diễn ra ít nhất cho đến hết năm 2022. Do đó, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng tái cơ cấu lại các khoản đầu tư và sản phẩm, theo hướng chú trọng đến thanh khoản, thay vì chờ thị trường hồi phục để được lãi lớn.

Đồng thời, những nhà đầu tư “lướt sóng” hay dùng đòn bẩy tài chính lớn sẽ đứng trước áp lực lãi vay, bắt buộc phải cắt lỗ. Trong khi đó, các vướng mắc về pháp lý để bổ sung nguồn cung cho thị trường cũng sẽ không được giải quyết một sớm một chiều. Vì thế, giai đoạn này là lúc dòng tiền chờ đợi những cơ hội đầu tư vững chắc.

Chính sách điều chỉnh của Chính phủ là kỳ vọng cho tương lai tươi sáng của thị trường BĐS

Tuy nhiên, chắc chắn những động thái của Chính phủ sẽ góp phần tạo nên một thị trường BĐS lành mạnh với tiềm năng phát triển bền vững .Vì vậy, còn quá sớm để nói thị trường BĐS “lao dốc” được. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục sớm rà soát những quy định chồng chéo của pháp luật, liên quan đến thị trường BĐS, để các rào cản về thủ tục phê duyệt đầu tư các dự án BĐS sớm được tháo gỡ, để tạo nguồn cung, thỏa mãn nhu cầu của thị trường…

Bạn đang cần tìm những dự án bất động sản tốt nhất tại khu vực TP.HCM.  Truy cập Vamihomes để xem thêm nhiều dự án nhà phố, đất nền nổi bật tại TP, Thủ Đức. Với vị trí tuyển chọn, kết cấu linh hoạt, pháp lý vững vàng,….chắc chắn sẽ là đích đến an toàn cho “dòng tiền” bạn.

Biên soạn bởi: Vamihomes

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhân dịp năm mới, Vamihomes xin gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể cán bộ, nhân viên. Chúc mọi người một năm mới AN KHANG - THỊNH VƯỢNG, SỨC KHỎE - HẠNH PHÚC và thành công rực rỡ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.