TIN TỨC VAMIHOMES

Hệ lụy của lạm phát đến bất động sản toàn cầu!

Lạm phát đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế nói chung cũng như thị trường bất động sản nói riêng. Khi đồng tiền “mất giá” khiến vật giá leo thang và giá nhà đất cũng không ngoại lệ. Vậy “gánh nặng” mà thị trường bất động sản toàn cầu đang gặp phải khi lạm phát xuất hiện là gì? Hãy cùng Vamihomes tìm hiểu ngay nhé!

Lạm phát đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế nói chung cũng như thị trường bất động sản nói riêng. Khi đồng tiền “mất giá” khiến vật giá leo thang và giá nhà đất cũng không ngoại lệ. Vậy “gánh nặng” mà thị trường bất động sản toàn cầu đang gặp phải khi lạm phát xuất hiện là gì? Hãy cùng Vamihomes tìm hiểu ngay nhé!

Tình hình chung trên toàn cầu.

Năm 2022 được đánh giá là giai đoạn đỉnh điểm của thời kỳ lạm phát trong nhiều thập kỷ ở nhiều nước trên thế giới. Lạm phát đang sức ép lớn đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của mọi quốc gia và cuộc sống người dân. Theo thống kê, giá lương thực liên tục tăng khi 26 quốc gia hạn chế xuất khẩu. Trong tháng 5 & 6 vừa qua, giá dầu tăng trên 120 USD/1 thùng do lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga của Liên minh châu Âu (EU). Chính vì vậy, kinh tế cũng như thị trường bất động sản Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này.

Triển vọng kinh tế trong siêu lạm phát

Dù trong thời kỳ lạm phát, nhưng nền kinh tế toàn cầu vẫn có nhiều bước đi mới để thoát khỏi “vũng lầy”  này. Những triển vọng kinh tế trong thời kỳ lạm phát phải kể đến như:

Vấn đề sinh hoạt của người dân

Sinh hoạt là nhu cầu thiết yếu dù có lạm phát hay không thì vấn đề này vẫn diễn ra mỗi ngày. Khi lạm phát xuất hiện khiến xu hướng tiêu dùng đang dần thay đổi. Trong khi ở Anh ghi nhận nhu cầu tiêu dùng xuống thấp kỷ lục, thì ở UAE và Úc cũng như một số quốc gia khác vẫn có nhiều tín hiệu khả quan như chi tiêu bán lẻ vào tháng 4 tại Anh đã tăng bất chấp các vấn đề căng thẳng về giá năng lượng.

Cánh cửa kinh tế vẫn đang mở rộng

Nhìn chung, các nền kinh kế dù có tốc độ phát triển chậm nhưng không có phải “giậm chân tại chỗ”. Các hoạt động của nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ. Trong tháng 5 vừa qua, chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI), thể hiện hoạt động của các nhà sản  xuất và cung cấp dịch vụ, trên toàn cầu đạt 53,7 (tiêu chuẩn tăng trưởng là 50), giảm một chút so với mức 55,8% vào một năm trước đó.

>>> Xem thêm: Giá nhà đất Thủ Đức từ 2020 đến 2021 tăng trưởng mạnh sau khi lên Thành phố.

Nguồn lao động dồi dào

Trên thế giới ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp thấp đến từ Anh đến Úc và Mỹ. Trên thực tế, số lượng người thất nghiệp nhiều hơn số lượng vị trí tuyển dụng hiện tại ở nhiều thị trường như Mỹ. Sức mạnh của thị trường lao động và mức độ đảm bảo việc làm cao hơn sẽ hỗ trợ tăng trưởng tiền lương và chi tiêu của người tiêu dùng.

Các quy định về lạm phát

Hiện nay, trên thế giới đang được triển khai nhiều biện pháp kiềm chế lạm phát. Chẳng hạn tại UAE, Chính phủ đang điều tiết giá của hơn 10.000 hàng hóa nhằm hạn chế mức độ chuyển giá cao hơn cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, trước khi muốn tăng giá các mặt hàng thiết yếu như sữa tươi và khô, gà tươi và trứng, bánh mì, bột mì, đường, muối, gạo và các loại đậu, dầu ăn, nước khoáng,… thì các nhà bán lẻ phải xin phép chính phủ.

Các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang thực hiện nhiều chiến lược để tránh biến động tiền tệ như từng xảy ra vào năm 2013, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố kế hoạch giảm bớt việc mua tài sản và khiến các thị trường mới nổi bị tổn thương. Các ngân hàng trung ương của khu vực đều đang nỗ lực củng cố chính sách tiền tệ, chẳng hạn như Singapore đã tăng tỷ giá và dự trữ tiền tệ lên mức cao kỷ lục.

Lãi suất tài chính tăng

Tại Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đã điều chỉnh lãi suất thêm 25 điểm phần trăm (lên 0,35% vào tháng 06/2022), chi phí nợ đã tăng khoảng 200 điểm phần trăm. Kể từ đó, RBA đã thực hiện tăng lãi suất thêm 50 điểm phần trăm, lên 0,85%. Báo cáo cũng cho thấy chi phí nợ tăng cũng xảy ra ở các thị trường châu Âu.

Bất động sản có phải là “bờ kè” chống lạm phát?

Từ trước đến nay, bất động sản được đánh giá là kênh đầu tư an toàn và ít bị “rung lắc” bởi những biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời buổi lạm phát như hiện nay thì quan điểm này lại nhận về nhiều ý kiến trái chiều.

Theo Vamihomes thống kê, khối lượng đầu tư toàn cầu trong quý 1/2022 cao hơn 30% so với mức của năm 2021. Trong đó, các nhà đầu tư tư nhân cho thấy sự quan tâm rất lớn đến bất động sản. Cũng không thể không nhắc đến một lượng đáng kể vốn của các tổ chức, doanh nghiệp đang nhắm vào thị trường bất động sản.

Số vốn đã và đang được huy động hoặc chưa được triển khai là khá lớn. Rất nhiều nguồn vốn trong số này không bị ảnh hưởng bởi chi phí tài chính tăng cao. Cụ thể, Khảo sát huy động vốn của Hiệp hội các nhà đầu tư bất động sản không niêm yết tại châu Âu vào năm 2022, hơn 254 tỷ euro đã được huy động cho bất động .

Tuy không thể phủ nhận thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng không nhỏ từ lạm phát nhưng mức độ quan tâm vẫn cao. Nhiều chuyên gia BĐS nhận định, giá nhà đất không có khả năng giảm mạnh. Vì nhu cầu sở hữu BĐS vẫn ở ngưỡng cao nên sứt nóng của thị trường có thể sẽ ít bị thay đổi.

Trong cuộc khảo sát gần đây, chiến lược mua nhà đất tiền mặt đang là xu hướng trong năm 2022, chiếm khoảng 18% người mua sử dụng đòn bẩy tài chính, giảm từ mức 40% vào năm 2021 và hơn 50% vào năm 2007.

Như vậy, thực tế cho thấy lạm phát là yếu tố chi phối kinh kế năm 2022 và ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu của người tiêu dùng. Tuy nhiên,nhiều chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản đang có nhiều cơ hội phục hồi tốt song song với các giai đoạn lạm phát hoặc lãi suất tăng trước đây.

Xem thêm nhiều dự án bất động sản TP. HCM nổi bật tại đây.

>>> Xem thêm: BẤT ĐỘNG SẢN QUÝ 2/2023 – THỜI ĐIỂM CHÍN MUỒI MUA NHÀ ĐẤT?

Biên soạn bởi: Vamihomes

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhân dịp năm mới, Vamihomes xin gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể cán bộ, nhân viên. Chúc mọi người một năm mới AN KHANG - THỊNH VƯỢNG, SỨC KHỎE - HẠNH PHÚC và thành công rực rỡ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.