Hãy cùng VamiHomes tìm hiểu về cơ hội và thách thức trước chính sách chuyển giao mục đích sử dụng đất này nhé!
Đề xuất chuyển đổi hơn 900 ha đất lúa.
Trong thời gian gần đây, HĐND TP.HCM đã thông qua danh mục 27 dự án đất cần thu hồi trong kế hoạch sử dụng đất năm 2022. Trong số này, có 12 dự án cần thu hồi là đất trồng lúa. Diện tích đất trồng lúa trong các dự án cần thu hồi đất sẽ được xác định theo quy định sau khi UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp quận/huyện.
Trong danh mục này, có 3 dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trên 10 ha, 6 dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 10 ha, 1 dự án chuyển mục đích đất rừng phòng hộ dưới 20 ha và 32 dự án cần điều chỉnh diện tích thu hồi đất và điều chỉnh diện tích chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng.
Tổng diện tích đất trồng lúa trên toàn địa bàn TP.HCM hiện khoảng 901,2 ha, phân bố chủ yếu tại các khu vực như TP. Thủ Đức, quận Bình Tân, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ và Nhà Bè. Trong đó, huyện Nhà Bè có lượng đất nông nghiệp lớn nhất, chiếm 40% tổng diện tích cả huyện.
Dự kiến đến năm 2030, Nhà Bè sẽ không còn hộ nào làm nông nghiệp và sẽ phát triển thành quận hoặc thành phố với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ – công nghiệp, cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển đô thị mới.
Việc chuyển đổi từ huyện lên quận cũng kèm theo việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. Theo đó, đất dành cho nông nghiệp sẽ được chuyển đổi thành đất dịch vụ, đất ở, đất thương mại dịch vụ… Đồng thời, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng cũng thay đổi. Các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư nhiều hơn, tổng mức đầu tư xã hội cho địa bàn sẽ tăng cao và bền vững hơn.
>>> Xem ngay: Nhà phố cạnh Vạn Phúc City, an cư kinh doanh hiệu quả.
Cơ hội lớn nhưng thách thức cũng không nhỏ.
Theo Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM, tính đến hết năm 2020, diện tích đất nông nghiệp tại TP.HCM còn khoảng 88.000 ha, tập trung tại các quận, huyện ngoại thành như Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè và Quận 9 (thuộc TP. Thủ Đức), hầu hết đất nông nghiệp là đất lúa, đất trồng rau màu, đất phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.
Vấn đề nan giải hiện nay là quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các khu vực đất nông nghiệp bị chia cắt, xé lẻ, khiến hiệu quả kinh tế rất thấp. Tuy đất nông nghiệp chiếm đến 42% tổng diện tích đất TP.HCM, nhưng đóng góp của ngành nông nghiệp vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thành phố chỉ đạt 0,8%. Trong khi đó, đất cho công nghiệp, dịch vụ mặc dù chỉ chiếm 8%, nhưng đóng góp tới hơn 99% GRDP. Vì vậy, đề xuất chuyển đổi đất cũng là một điều dễ hiểu cho tương lai của thành phố.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tính toán, hiện nay, mỗi héc-ta đất nông nghiệp tại TP.HCM tạo ra giá trị khoảng 500 triệu đồng/năm, nhưng khi chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất công nghiệp – thương mại – dịch vụ – đô thị có thể tạo ra giá trị khoảng 55 tỷ đồng/năm.
Đồng thời, đối với suất đầu tư trên 1 ha đất dự án tòa nhà chung cư phức hợp tại khu trung tâm thành phố có thể tạo ra giá trị tài sản khoảng 1.000 tỷ đồng, rất cao so với suất đầu tư trên 1 ha đất dự án nhà ở tại huyện ngoại thành.
“Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện vùng ven sẽ tạo ra nguồn lợi lớn cho thu ngân sách ở các địa phương, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và nâng cấp các đô thị vệ tinh”, ông Châu nhấn mạnh.
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, TP.HCM gặp khó khăn trong nguồn cung nhà ở, khiến giá bất động sản liên tục tăng cao và vượt xa thu nhập của đa số người dân. Trong khi đó, các vùng ven như Củ Chi, Nhà Bè và Bình Chánh vẫn còn nhiều đất nông nghiệp chưa được sử dụng hiệu quả.
Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp có thể tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bất động sản phát triển dự án và giúp tăng nguồn cung nhà ở. Người dân cũng sẽ hưởng lợi khi có thêm lựa chọn nhà ở và giá bán có thể ổn định hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý rằng việc chuyển đổi đất nông nghiệp cần được thực hiện cẩn trọng, vì các vấn đề liên quan đến pháp lý, bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn còn nhiều hạn chế.
Còn có một số thách thức khác như sự hạn chế trong việc sắp xếp quỹ đất tái định cư, nguồn vốn hạn chế, nguy cơ tăng giá đất và tình trạng thâu tóm đất đai. Chuyên gia cũng đề xuất cân nhắc trong việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp một cách cẩn trọng, để tránh tình trạng đất bị ngập thường xuyên và gánh nặng tài chính cho địa phương.
Như vậy, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp mang đến cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản. Việc này cần được thực hiện một cách cân nhắc và có kế hoạch để đảm bảo hiệu quả và sự chấp thuận từ phía người dân.